Người theo dõi

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

TỔNG QUAN NGÀNH - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Information Technology)

https://www.kienthuchuongnghiep.com/2020/06/huong-nghiep-tong-quan-nganh-cong-nghe-thong-tin.html


Có lẽ các bạn không xa lạ gì với thuật ngữ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Và chắc các bạn cũng biết rằng ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN có xu hướng phát triển rất mạnh mẽ trong tương lai. 

Ứng dụng của CÔNG NGHỆ THÔNG TIN không chỉ còn giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định mà sẽ trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội.

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN càng phát triển thì hiển nhiên là nhu cầu về nhân lực cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Đây chắc chắn sẽ là một ngành tạo ra rất nhiều  việc làm trong tương lai.

Nói như vậy phải chăng cứ chọn học ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN là sẽ không thất nghiệp? Không đâu, làm gì có chuyện đó.

HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN vẫn có thể thất nghiệp như thường. Nếu như các bạn đang có tư tưởng này thì tôi phải nhắc bạn là có thể bạn đang bắt đầu cho một lựa chọn sai lầm rồi đó.

Để biết tại sao tôi lại nói như vậy thì mời các bạn cùng Kiến thức hướng nghiệp tìm hiểu trong bài viết này nhé.

HƯỚNG NGHIỆP - TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bài giảng này sẽ giúp bạn hiểu được 5 điều sau:

1. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN là gì? Một số lĩnh vực chuyên sâu?

2. Học CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ra thì làm việc gì? Làm việc ở đâu?

3. Làm sao để biết bạn có phù hợp với ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN hay ko?

4. Một số lời khuyên giúp bạn thành đạt trong ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.

5. Học CÔNG NGHỆ THÔNG TIN thì nên học ở đâu?

Rồi, cùng mình tìm hiểu nhé! Let's go!

1. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LÀ GÌ? MỘT SỐ LĨNH VỰC CHUYÊN SÂU


Công nghệ thông tin là toàn bộ các giải pháp công nghệ giúp xử lý, tổ chức, khai thác và sử dụng  thông tin trong mọi lĩnh vực của xã hội một cách có hiệu quả.

 Các giải pháp công nghệ bao gồm:

- Công nghệ phần cứng như hệ thống máy tính, và  nhiều trang thiết bị khác

-  Công nghệ phần mềm hoạt động trên các phần cứng đó. 

-  Mạng lưới Internet giúp việc truyền dẫn, trao đổi thông tin diễn ra trên toàn cầu.

Một ví dụ cho bạn dễ hiểu nhé. Lấy luôn bài viết này đi.

Những kiến thức mình mang đến cho các bạn là thông tin.

Để tạo ra bài giảng này mình cần phải có một chiếc máy tính là phần cứng.

Mình cũng cần có phần mềm để soạn thảo, thiết kế ảnh. 

Tạo ra bài viết rồi mình lại cần website kienthuchuongnghiep.com và Internet để đưa bài giảng của mình đến với các bạn.

Học Công nghệ thông tin bạn có thể học chuyên sâu một số lĩnh vực như là:

- Công nghệ phần mềm

- Khoa học máy tính

- Hệ thống thông tin

- An toàn thông tin 

- Mạng máy tính và truyền thông…

2. HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÌ LÀM VIỆC GÌ? LÀM VIỆC Ở ĐÂU


Học CÔNG NGHỆ THÔNG TIN thì các bạn có thể làm được rất nhiều công việc khác nhau như là:

-     - Phát triển phần mềm

-     - Lập trình

-     - Kĩ thuật phần cứng

-     - Quản trị dữ liệu

-     - Quản trị mạng

-     - Bảo mật thông tin

-     - Công nghệ ứng dụng,…

     Trong bài giảng tổng quan này mình sẽ không giải thích chi tiết căn kẽ từng loại công việc, nên các bạn vui lòng theo dõi ở các bài giảng sau nhé.

Học CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ra bạn có thể làm việc tại:

- Các tập đoàn công nghệ lớn như: Viettel, FPT, VNPT…, 

- Các start up về công nghệ,

- Bộ phận IT của bất cứ doanh nghiệp nào...

- Nếu không muốn làm công ăn lương bạn cũng có thể làm việc như: một freelancer tức là người làm việc tự do. 
Bạn lên mạng tìm việc freelance, nhận các dự án về làm và hưởng thù lao theo dự án mà không thuộc quản lý của bất cứ công ty nào cả. 
Bạn làm nhiều thì thu nhập nhiều mà làm ít thì thu nhập ít chứ ko có một mức lương hàng tháng đều đều như các bạn làm công ăn lương. 

- Ngoài ra bạn cũng có thể  lựa chọn: kinh doanh về các thiết bị công nghệ, cung cấp các dịch vụ bảo trì, sửa chữa phần cứng và cài đặt nâng cấp phần mềm….Nói chung là bạn vừa làm ông chủ mà cũng làm thuê cho chính bạn luôn.

- Còn nếu bạn giỏi, bạn có thể khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Bạn tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. 
Điều này không còn hiếm thấy khi trên thế giới có rất nhiều những tỉ phú, triệu phú đô la khởi nghiệp công nghệ khi tuổi đời còn rất trẻ như: Bill Gate, Mark Zucker Berg, Elon Musk,...

3. LIỆU BẠN CÓ PHÙ HỢP VỚI NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HAY KHÔNG?


- Đối với những công việc liên quan đến kĩ thuật phần cứng sẽ phù hợp với các bạn thích làm việc với công cụ dụng cụ, máy móc, thiết bị công nghệ => tương ứng với nhóm Holland Kĩ thuật.

- Đối với những công việc liên quan đến lập trình, phần mềm, quản trị dữ liệu,…sẽ phù hợp với các bạn có tư duy logic tốt, thích suy nghĩ, tìm tòi, phân tích, viết ra các thuật toán để giải quyết các vấn đề, hiện thức hóa các ý tưởng. 
=> tương ứng với nhóm Holland Nghiên cứu.

- Đối với những công việc liên quan đến công nghệ ứng dụng như thiết kế web, đồ họa, hình ảnh, ấn phẩm,…sẽ phù hợp với những bạn có con mắt thẩm mỹ tốt. Có khả năng tưởng tượng về hình khối, màu sắc và thiết kế ra những sản phẩm vừa đẹp mắt vừa đảm bảo tính kĩ thuật. 
=> Tương ứng với nhóm Holland Nghệ thuật 

Để biết mình thuộc nhóm Holland nào thì hãy xem ngay bài viết về Trắc nghiệm mật mã holland tại đây.

Như vậy nếu như các bạn có đặc điểm thuộc một trong 3 nhóm KĨ THUẬT, NGHIÊN CỨU, và NGHỆ THUẬT thì bạn hoàn toàn phù hợp với ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN rồi. 

Nhưng bạn cũng cần phải hiểu và biết chọn những lĩnh vực chuyên sâu, chuyên ngành phù hợp vơi bản thân.


Chẳng hạn bạn có nhóm Nghệ thuật thì bạn nên học chuyên sâu thiết kế đồ họa nhưng nếu bạn lại chọn học lập trình thì bạn rất khó để học tốt và làm tốt công việc này.

4. MỘT SỐ LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN THÀNH CÔNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


- Sớm xác định được lĩnh vực chuyên sâu mà mình sẽ theo đuổi.

Vì ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN rất rộng, phức tạp.

Nếu không sớm xác định được lĩnh vực mình sẽ theo đuổi mà cứ học dàn trải kiểu đuổi hoa bắt bướm thì khó mà thành đạt được.

Lĩnh vực mà bạn nên theo đuổi phải là lĩnh vực mà bạn thích, bạn có khả năng và có tiêm năng phát triển trong tương lai.

Bạn không thích, không có khả năng thì khó theo đuổi lâu dài lĩnh  vực đó.

Chẳng phải là dân công nghệ bạn cũng biết là công nghệ thay đổi từng phút, từng giờ như vũ bão. 

Nếu chọn theo đuổi những công nghệ đã lỗi thời, hoặc đã bão hòa, không còn tiềm năng phát triển thì chẳng khác gì bạn tự đặt mình trước vào kết cục bị đào thải.

- Không ngừng tự học hỏi, cập nhật kiến thức mới, nâng cao chuyên môn.

Bởi vì công nghệ mới thay đổi đến từng phút từng giây, những kiến thức mà bạn vừa mới học được trên giảng đường lúc này thì ở thế giới bên ngoài nó đã thay đổi, biến thiên mất rồi.


Vì vậy chỉ học trên giảng đường là không đủ. Đó chỉ là những kiến thức nền tảng là gốc rễ thôi. 

Còn việc tự học, tự nghiên cứu thêm mới vun trồng, bồi đắp cho cây nghề nghiệp của mình phát triển.

- Phải học thật giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.

Không giỏi tiếng Anh bạn sẽ không thể học tốt ngành này được rồi.

Không giỏi tiếng Anh, là tự bạn đã đóng cánh cửa kết nối với tri thức công nghệ mới nhất.

Không giỏi tiếng Anh là tự bạn từ chối cơ hội làm việc tại những nơi có môi trường làm việc và đãi ngộ tốt nhất.

- Đừng vội khởi nghiệp nếu chưa đủ sức, hoặc chỉ vì chán đi làm thuê.

Khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp công nghệ nói riêng đang là một trào lưu mạnh mẽ trên thế giới và cả ở Việt Nam trong vài năm gần đây.

Có lẽ khởi nghiệp là con đường ngắn nhất để đi từ hai bàn tay trắng đến sở hữu những start up tỉ đô. Bởi thế có không ít các bạn trẻ dám khởi nghiệp ngay khi vừa mới rời ghế nhà trường.

Nhưng có một thực tế phũ phàng là 90% doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ phá sản sau 5 năm.

Vì vậy nếu bạn cảm thấy mình chưa có đủ khả năng về chuyên môn, về tầm nhìn, về tài chính, về năng lực quản trị, về đội ngũ…

thì đừng vội vã khởi nghiệp chỉ vì mình không làm thì sợ người ta làm mất hoặc chỉ vì chán đi làm thuê.

Hãy cứ đi làm thuê đi, xem ở đó người ta đang làm thế nào:
Công nghệ thế nào? Quản trị ra sao? Gọi vốn thế nào,…

Rồi khi đủ lông đủ cánh bạn khởi nghiệp cũng chưa muộn. Cơ hội thành công sẽ cao hơn.

5. HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÌ NÊN HỌC Ở ĐÂU?


Nếu có điều kiện du học về các ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, hoặc khoa học máy tính tại các nước phát triển là tốt nhất.

Nhưng nếu không có điều kiện đi du học thì học tại Việt nam cũng rất tốt rồi.
Việt Nam là một trong những nước đi sau nhưng có tiềm năng phát triển công nghệ rất nhanh và mạnh trên thế giới.

Một số cơ sở đào tạo CÔNG NGHỆ THÔNG TIN hàng đầu Việt Nam như: 
Đại học Bách Khoa, Đại học FPT, Đại học quốc gia, Học viên bưu chính viễn thông…

Nếu như khả năng ngoại ngữ tốt bạn cũng có thể tìm những khóa học CÔNG NGHỆ THÔNG TIN từ xa trên coursera hay udemy là những nền tảng học trực tuyến nước ngoài rất chất lượng.

Ngoài những cơ sở đào tạo ở trên vẫn còn rất nhiều trường và cơ sở khác đào tạo rất tốt về CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, vì vậy để tìm được cơ sở đào tạo phù hợp nhất thì bạn tham khảo thêm trên trang thongtintuyensinh.vn nhé.

TÓM LẠI

Đến đây các bạn cũng đã biết lý do mà mình khuyên các bạn không nên theo học CÔNG NGHỆ THÔNG TIN bằng mọi giá rồi chứ.?

Nếu bạn không thích, không phù hợp với ngành này thì bạn sẽ học rất dở, làm việc rất dở và sẽ chẳng có nơi nào muốn thuê bạn làm việc cả đâu? 

Vì vậy đừng nên chọn một ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN chỉ vì nó đang hot, là xu thế nhé…

NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH THÌ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY GIÚP CHÚNG MÌNH NHÉ !



            

0 nhận xét:

Đăng nhận xét