Người theo dõi

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

LÀM SAO ĐỂ RA TRƯỜNG DỄ XIN VIỆC? (CÔNG THỨC KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG)

Quay trở lại câu hỏi đầu bài rằng:  Em học ngành nghề này ra thì có dễ xin việc hay không?” Trong hướng nghiệp, người ta gọi đó là KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG, tức là khả năng để một người được tuyển dụng khi ứng tuyển vào một công việc nào đó. Nguyên nhân của nỗi sợ thất nghiệp với những ảnh hưởng tiêu cực ở trên là do các em chưa có hiểu biết đúng đắn về KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG.  Vây thì để trả lời câu hỏi trên cũng như làm sao để gia tăng cơ hội tìm được việc làm thì các em cần trang bị ngay những kiến thức về KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG sẽ được trình bày cực kì đầy đủ trong bài viết này.


MỤC LỤC

1. Công thức khả năng tuyển dụng

   1.1 Kĩ năng thiết yếu

   1.2 Mạng lưới chuyên nghiệp

   1.3 Nhu cầu tuyển dụng

2. Làm sao để dễ xin việc khi ra trường?

3. Kết luận


Khi tư vấn hướng nghiệp cho nhiều em học sinh, sinh viên, có một câu hỏi mà anh thấy các em bận tâm, lo lắng nhất đó là.

Em học ngành này, nghề này thì khi ra trường có dễ xin việc hay không?

Câu hỏi đó của các em sẽ được Kiến thức hướng nghiệp giải đáp trong bài viết này. 

Các em hoàn toàn có lý khi đặt câu hỏi như vậy. Bởi chúng ta làm gì cũng đều có mục đích cả. Nếu học một ngành nghề gì đó mà không dùng được, không có được việc làm thì học để làm gì?

Tuy nhiên cái cách mà các em hỏi không chỉ dừng lại ở sự quan tâm, muốn tìm hiểu mà nó còn mang cả những nỗi sợ rất lớn trong các em - nỗi sợ thất nghiệp.

Anh không rõ vì đâu các em có nỗi sợ ấy. 

Có thể do người lớn hù các em để dễ thuyết phục các em theo định hướng của người lớn.  Cũng có thể do một vài gương thất nghiệp mà các em bắt gặp xung quanh mình hay các em đọc được vài thông tin nào đó trên Internet mà không rõ nguồn gốc, tính xác thực.

Nhưng dù là điều gì nữa, nó cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của các em.

1- Thứ nhất, nỗi sợ thất nghiệp ấy khiến việc định hướng nghề nghiệp của các em trở nên lệch lạc và có thể dẫn đến sai lầm. Thay vì định hướng nghề nghiệp dựa trên nền tảng là những khả năngsở thích của bản thân, thì các em lại dựa trên tiêu chí dễ hay khó xin việc là những yếu tố phụ.

2- Thứ hai, nỗi sợ thất nghiệp choán hết tâm hồn mong manh của các em, khiến suy nghĩ và tầm nhìn của các em bị co cụm lại. Các em đang ở độ tuổi còn rất trẻ, đang tràn đầy sức sống và năng lượng. Trên mảnh đất tâm hồn của các em nên được gieo những ước mơ, hoài bão, khát khao vươn lên để gặt hái những thành tựu to lớn, những thành công, hạnh phúc thay vì đặt ra một mục tiêu hết sức bình thường là không thất nghiệp. Các em ơi, có được một công việc không quá khó lắm đâu. Nhưng để thành đạt trên con đường nghề nghiệp mình đã chọn mới là điều khó.

3- Thứ ba, nỗi sợ thất nghiệp khiến các em hoang mang, thậm chí là loạn thông tin, ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Các em nghe ở vài chỗ người ta bảo rằng ngành A, ngành B là ngành hot, xu hướng của tương lai. Vài chỗ khác người ta lại bảo những ngành đấy khó xin việc, nhiều người học thì rất cạnh tranh. Các em thấy lĩ lẽ nào nghe cũng hợp lí nên càng thêm hoang mang vì không biết nghe ai.

Quay trở lại câu hỏi đầu bài rằng:  Em học ngành nghề này ra thì có dễ xin việc hay không?” Trong hướng nghiệp, người ta gọi đó là KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG, tức là khả năng để một người được tuyển dụng khi ứng tuyển vào một công việc nào đó. Nguyên nhân của nỗi sợ thất nghiệp với những ảnh hưởng tiêu cực ở trên là do các em chưa có hiểu biết đúng đắn về KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG.

Vây thì để trả lời câu hỏi trên cũng như làm sao để gia tăng cơ hội tìm được việc làm thì các em cần trang bị ngay những kiến thức về KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG sẽ được trình bày cực kì đầy đủ trong bài viết này.

KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG

1. Khả năng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp phụ thuộc bởi những yếu tố nào?

Khả năng tuyển dụng của một người phụ thuộc vào kĩ năng thiết yếu, mạng lưới chuyên nghiệp của người đó và nhu cầu tuyển dụng lao động của ngành nghề mà người đó theo học. Có thể viết thành công thức như sau

Khả năng tuyển dụng = Kĩ năng thiết yếu + Mạng lưới chuyên nghiệp + Nhu cầu tuyển dụng 

1.1 Kĩ năng thiết yếu

Kĩ năng thiết yếu (bao gồm kĩ năng chuyên mônkĩ năng mềm) là những kĩ năng mà một người rèn luyện được trong và ngoài lớp học, nhà trường.

Để hiểu rõ hơn các em xem ví dụ sau nhé. Đây là một tin tuyển dụng về vị trí Nhân Viên Kinh Doanh của một doanh nghiệp trên website tìm kiếm việc làm vietnamworks.com

Để hiểu rõ hơn các em xem ví dụ sau nhé. Đây là một tin tuyển dụng về vị trí Nhân Viên Kinh Doanh của một doanh nghiệp trên website tìm kiếm việc làm vietnamworks.com

Như vậy, một người muốn được công ty này tuyển dụng, điều kiện cần là họ phải phù hợp với những tiêu chí mà công ty đặt ra như:  - Yêu cầu về kĩ năng thiết yếu cho công việc gồm kĩ năng cứng và kĩ năng mềm;   - Yêu cầu về phẩm chất, thái độ với công việc như: niềm yêu thích, say mê, tinh thần trách nhiệm, cầu tiến,...  - Các tiêu chí như hay tốt nghiệp CĐ, ĐH liên quan, có một hai năm kinh nghiệm là những tiêu chí phụ, giúp ứng viên được ưu ái hơn.

Nội dung tin tuyển dụng này mô tả khá đầy đủ và rõ ràng về vị trí được tuyển dụng. 

Đó là vị trí Nhân Viên Kinh Doanh một trong các sản phẩm của công ty như màng túi khí, xe nâng tay...hay dịch vụ logistics như chuyển phát nhanh, thủ tục hải quan,...

Những yêu cầu công việc mà ứng viên cần đáp ứng :

Yêu cầu về kĩ năng thiết yếu trong công việc:

* Kĩ năng cứng:

-    Tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng, thuyết phục khách hàng

-    Bán hàng và phát triển khách hàng mới ở địa bàn/khu vực được giao

-    Chăm sóc và quản lý khách hàng duy trì việc bán hàng

-    Thực hiện báo cáo kinh doanh hàng tuần/hàng tháng/hàng quý

-  Kĩ năng tin học văn phòng

* Kĩ năng mềm:

- Kĩ năng giao tiếp ( đặc biệt là kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh)

- Khả năng chịu được áp lực công việc 

- Kĩ năng hợp tác và làm việc nhóm 

- Kĩ năng xử lý vấn đề

Yêu cầu về phẩm chất, thái độ:

* Phẩm chất, thái độ:

-  Yêu thích công việc kinh doanh

- Có tính trách nhiệm, trung thực, tinh thần cầu tiến

Yêu cầu về chuyên môn:

* Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

- Có kinh nghiệm sales là 1 lợi thế được ưu tiên.

- Ưu tiên tốt nghiệp Cao Đẳng, Đại Học các khối ngành liên quan.


Như vậy, một người muốn được công ty này tuyển dụng, điều kiện cần là họ phải phù hợp với những tiêu chí mà công ty đặt ra như:

- Yêu cầu về kĩ năng thiết yếu cho công việc gồm kĩ năng cứng và kĩ năng mềm; 

- Yêu cầu về phẩm chất, thái độ với công việc như: niềm yêu thích, say mê, tinh thần trách nhiệm, cầu tiến,...

- Các tiêu chí như hay tốt nghiệp CĐ, ĐH liên quan, có một hai năm kinh nghiệm là những tiêu chí phụ, giúp ứng viên được ưu ái hơn.

Mỗi một tin tuyển dụng, không phải chỉ có một người, mà có rất nhiều người nộp hồ sơ. Nhà tuyển dụng sẽ lọc ra và lựa chọn những ứng viên ưu tú nhất. Như vậy những ai có được năng lực càng tốt thì khả năng tuyển dụng càng cao.

Mà để có được năng lực tốt thì ngay từ ban đầu các em phải định hướng được ngành học, nghề nghiệp dựa trên khả năng và sở thích. 

Có khả năng mới giúp các em trở nên xuất sắc trong ngành nghề đó. Còn niềm yêu thích sẽ giúp các em gắn bó với nghề, vượt qua được những khó khăn thử thách trong nghề, có được một thái độ tích cực với công việc. Có một câu cửa miệng mà các nhà tuyển dụng hay nói là: THÁI ĐỘ hơn TRÌNH ĐỘ. Bởi TRÌNH ĐỘ có thể đào tạo được, nhưng THÁI ĐỘ thì phải xuất phát từ chính mỗi người.

Tất nhiên bản mô tả nghề nghiệp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo để giúp các em hiểu được về kĩ năng thiết yếu. Mỗi một ngành nghề, một doanh nghiệp sẽ có mô tả công việc, những yêu cầu khác nhau. Nhưng khi biết phân tích bản mô tả công việc ở trên rồi thì các em cũng làm tương tự với những bản mô tả khác.

1.2 Mạng lưới chuyên nghiệp

Mạng lưới chuyên nghiệp là mạng lưới mối quan hệ với những người đang làm việc trong ngành nghề liên quan đến nghề nghiệp của mỗi người.

Mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp rất có lợi cho việc tìm kiếm việc làm. Vì nhiều khi chính những mối quan hệ này sẽ giới thiệu công việc hoặc chia sẻ thông tin cho mình khi họ biết công ty họ đang làm việc hoặc công ty nào đó có nhu cầu tuyển dụng.

Khi biết được những thông tin này từ sớm, mình sẽ có sự chủ động và có lợi thế hơn so với các ứng viên khác trong quá trình ứng tuyển.

Có được mạng lưới mối quan hệ càng chuyên nghiệp thì khả năng tuyển dụng của mỗi người lại càng cao.

Để xây dựng được mạng lưới chuyên nghiệp thì ngay từ khi đi học và cả khi đã đi làm các em cần tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa; giao lưu với những người có chung đam mê, sở thích, lĩnh vực quan tâm; xây dựng được mối quan hệ tốt và bền vững với họ.

1.3 Nhu cầu tuyển dụng

Nhu cầu tuyển dụng là số lượng lao động cần được tuyển dụng cho một ngành nghề trong thời điểm hiện tại và tương lai (có thể là trong vòng 2 - 5 năm tới hoặc lâu hơn nữa). 

Nhu cầu tuyển dụng có thể là những con số cụ thể, nhưng có khi cũng chỉ là một dự báo về xu hướng trong tương lai. Mà đã là dự báo thì có thể đúng có thể sai. Nhất là trong một xã hội mà thế giới nghề nghiệp đầy biến động như hiện nay.

Tuy nhiên đây cũng là một tiêu chí đáng lưu tâm khi các em định hướng nghê nghiệp. Các em nên chọn những ngành nghề được dự báo là có nhu cầu tuyển dụng lớn trong tương lai và tránh những ngành nghề được dự báo có nhu cầu lao động giảm mạnh hay sẽ bị biến mất hoặc thay thế bởi công nghệ.

Để có được những thông tin tin cậy, các em có thể tham khảo từ các nguồn uy tín như các cơ quan dự báo nhân lực của tỉnh, thành phố; các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Liên hợp quốc,...và các tổ chức phi chính phủ uy tín khác.

Các em không nên dựa trên những nguồn thông tin là quan điểm cá nhân, vô căn cứ.

Việc này đòi hỏi các em phải có sự nghiêm túc trong việc nghiên cứu và tìm kiếm thông tin thay vì lên group diễn đàn hỏi tùm lum để nhận lấy những lời khuyên vu vơ, vô thưởng vô phạt.

2. Làm sao để em dễ xin việc khi ra trường

Trong công thức về khả năng tuyển dụng thì có 2 yếu tố đầu tiên là kĩ năng thiết yếumạng lưới chuyên nghiệp hoàn toàn nằm trong khả năng kiểm soát của mỗi người. Riêng yếu tố thứ 3 thì mỗi người ko kiểm soát được mà chỉ có thể lắng nghe sự biến động của thời cuộc mà thôi.

Vì vậy để nâng cao khả năng được tuyển dụng thì các em phải nâng cao 2 yếu tố đầu tiên.

1- Thứ nhất, phải biết định hướng nghề nghiệp một cách khoa học, tức là dựa trên khả năng, sở thích của bản thân. 

2- Thứ hai, trong quá trinh học phải không ngừng học tập rèn luyện kĩ năng thiết yếu gồm kĩ năng cứng và kĩ năng mềm để phục vụ công việc sau này.

3- Thứ ba, đừng chỉ biết cắm đầu vào học mà phải biết xây dựng mạng lưới rộng, những mối quan hệ tốt với những người trong lĩnh vực nghề nghiệp mà mình sẽ làm sau này.

Khi bạn giỏi, bạn có thái độ làm việc tích cực, bạn lại có những mối quan hệ chuyên nghiệp thì cho dù thị trường lao động không có nhu cầu lớn bạn vẫn có khả năng cao được tuyển dụng và có cơ hội tiếp cận với những công việc hấp dẫn nhất.

Ngược lại khi bạn có năng lực và thái độ kém thì học ngành nghề gì đi nữa, khả năng bạn vẫn thất nghiệp như thường.

3. Kết luận

Như vậy đến đây các em đã có thể trả lời được câu hỏi: " em nên chọn ngành nghề nào để dễ xin việc?" rồi chứ.

Điều quan trọng không phải là một ngành nghề nào đó có dễ xin việc hay không mà mình có khả năng tuyển dụng cao hay không.

Vì vậy, thay vì đi tìm một ngành nào DỄ XIN VIỆC hãy quay lại và hỏi bản thân, làm thế nào để mình ngon hơn, ngon đến mức mà VIỆC PHẢI TÌM ĐẾN MÌNH.

Thế nhé!

NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH THÌ LIKE, SHARE GIÚP CHÚNG MÌNH NHÉ!

 

            

0 nhận xét:

Đăng nhận xét