Người theo dõi

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

TỔNG QUAN VỀ NGHỀ - NHÀ KHẢO CỔ HỌC

Các nhà khảo cổ nghiên cứu quá khứ để hiểu con người đã sống như thế nào.    Họ theo dõi sự phát triển của nhân loại bằng cách nghiên cứu các di vật từ quá khứ, như cung điện, đền     đài, nhà cửa, công cụ, đồ gốm, tiền xu, vũ khí, hay các tác phẩm điêu khắc.


NHÀ KHẢO CỔ HỌC  là một nghề thuộc khối ngành KHOA HỌC XÃ HỘI.

Khi nghe đến nghề này các bạn thường nghĩ ngay đến những bộ phim huyền bí về những nhà khảo cổ các 

địa danh nổi tiếng như Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Kim Tự Tháp Ai Cập,v.v. 

Có vẻ như nghề này rất thú vị đấy nhỉ!

Để hiểu hơn về nghề NHÀ KHẢO CỔ HỌC là một nghề như thế nào?

Và liệu bạn có phù hợp với nghề này hay không?

Nghề này thì làm việc ở đâu? cơ hội việc làm ra sao? v.v.
Hãy cùng Kiến thức hướng nghiệp tìm hiểu về nghề này nhé:

HƯỚNG NGHIỆP – NHÀ KHẢO CỔ HỌC


1. Tên nghề:

Tên nghề trong Tiếng Việt:  Nhà khảo cổ học
Tên nghề trong Tiếng Anh:  Archaeologist

2. Mô tả nghề

Các nhà khảo cổ nghiên cứu quá khứ để hiểu con người đã sống như thế nào.

Họ theo dõi sự phát triển của nhân loại bằng cách nghiên cứu các di vật từ quá khứ, như cung điện, đền 

đài, nhà cửa, công cụ, đồ gốm, tiền xu, vũ khí, hay các tác phẩm điêu khắc.

3. Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Thăm những di tích cổ, tiếp xúc với các tài liệu hiện vật đã được con người sử dụng từ rất lâu;

2. Tiến hành thăm dò, khảo sát và khai quật có hệ thống các vùng đất xa xưa để khám phá thành phố, công trình cổ và các cổ vật khác;

3. Nghiên cứu các di tích hiện vật phát hiện được và công bố báo cáo về tầm quan trọng lịch sử;

4. Chuẩn bị ca-ta-lô về những cổ vật đã thu thập để triển lãm trong bảo tàng;

5. Giảng bài cho học sinh, sinh viên và những người khác quan tâm đến khảo cổ học.

4. Năng lực thiết yếu

Năng lực ngôn ngữ

5. Năng lực bổ sung

Năng lực thể chất – cơ khí

6. Lĩnh vực chuyên sâu

- Khảo cổ học ứng dụng

- Khảo cổ sinh học

- Số hóa khảo cổ học

- Khảo cổ dân tộc học

- Khảo cổ học thực nghiệm

- Khảo cổ học địa chất

- Khảo cổ học lịch sử

- Phân tích đồng vị

7. Nghề này phù hợp với ai

Nghề này sẽ phù hợp với bạn nếu bạn thuộc một trong các nhóm đặc tính nghề nghiệp theo lý thuyết mật mã Holland sau:

- Nhóm Nghiên cứu (bắt buộc): Bạn bắt buộc phải có nhóm Nghiên cứu. Vì để học tốt chuyên ngành này 

và làm được nghề này rất cần khả năng nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học xã hội cho đến khoa học tự nhiên.

- Nhóm Kĩ thuật (bổ trợ): có thêm nhóm Kĩ thuật sẽ bổ trợ rất tốt nếu các bạn muốn làm nghề này. 

Vì các bạn cần phải sử dụng kĩ năng của đôi tay và các công cụ để khảo cổ. 

Các bạn thường xuyên phải làm việc ngoài trời và cần có một sức khỏe tốt.

- Nhóm Xã hội (bổ trợ): có thêm nhóm Xã hội sẽ rất tốt nếu các bạn muốn giảng dạy . 

Nếu không có cũng không sao vì có nhóm Nghiên cứu và yêu thích lĩnh vực này là đủ để bạn có thể học và làm nghề này rồi.

Để biết mình thuộc nhóm nghề nghiệp nào bạn có thể tìm hiểu thêm trắc nghiệm mật mã Holland tại đây.

https://www.kienthuchuongnghiep.com/2020/04/tong-quan-ve-nghe-nha-khao-co-hoc.html

8. Nơi làm việc - cơ hội việc làm

- Các phòng ban và viện bảo tàng khảo cổ

- Các tổ chức phi chính phủ tham gia vào việc bảo tồn di sản

9. Con đường học nghề

Nghề nhà nhân chủng học đòi hỏi người có bằng cấp và trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa rất cao.

Vì vậy nghề này sẽ phù hợp với những bạn có lực học khá, giỏi. Có khả năng học lên đại học, cao học.

Những bạn có lực học trùng bình khá không nên lựa chọn nghề này.

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương:

1. Trúng tuyển và theo học hệ ĐH ngành Lịch sử (chuyên ngành Khảo cổ học)

2. Tốt nghiệp, được cấp bằng ĐH chuyên ngành Khảo cổ học

10. Ví dụ các trường đào tạo

- ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội

- ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh

Để chọn trường - chuyên ngành đào tạo phù hợp với hoàn cảnh, địa phương nơi bạn sống,

Bạn có thể tra cứu thêm tại
website: thongtintuyensinh.vn


Tài liệu tham khảo:

Sách tra cứu nghề nghiệp/ Gideon Arulmani, Dao Trong Do, Hoang Gia Trang, Le Dong Phuong, Nguyen Huong Tra, Nguyen Thi Le Huong - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH THÌ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY GIÚP CHÚNG MÌNH NHÉ!


        


Nếu bạn có câu hỏi gì dành cho chúng mình, có thể comment xuống phía dưới, chúng mình sẽ giải đáp nếu có thể.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét