Người theo dõi

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

TỔNG QUAN VỀ NGHỀ- NHÀ NHÂN CHỦNG HỌC


Nhân chủng học là một ngành khoa học xã hội.  Nhà nhân chủng học nghiên cứu quá trình tiến hóa của con người, phong tục truyền thống qua các thời đại cũng như các nền văn hóa còn tồn tại đến ngày nay. Họ quan tâm đến các khía cạnh của đời sống xã hội như tôn giáo, gia đình, các mối quan hệ, ngôn ngữ, nghệ thuật, nghề thủ công, âm nhạc, các biểu tượng, thần thoại và các hoạt động dân gian.  Nhà nhân chủng học cũng quan tâm đến các hoạt động kinh tế và chính trị hiện đại.


NHÀ NHÂN CHỦNG HỌC  là một nghề thuộc khối ngành KHOA HỌC XÃ HỘI. 

Nghe có vẻ lạ tai phải không các bạn. Nhưng bạn đừng vội bỏ qua không tìm hiểu nghề này nha. 


Hiện nay các nghề thuộc khối ngành Xã hội đang có xu hướng được tuyển dụng rất nhiều trên thế giới đó.

Để hiểu hơn về nghề này là một nghề như thế nào? 

Và liệu bạn có phù hợp với nghề này hay không? 

Nghề này thì làm việc ở đâu? cơ hội việc làm ra sao? v.v. 

Hãy cùng Kiến thức hướng nghiệp tìm hiểu về nghề này nhé:

HƯỚNG NGHIỆP - NHÀ NHÂN CHỦNG HỌC


1. Tên nghề:

Tên nghề trong Tiếng Việt:  Nhà nhân chủng học
Tên nghề trong Tiếng Anh:  Anthropologist

2. Mô tả nghề

Nhân chủng học là một ngành khoa học xã hội. 

Nhà nhân chủng học nghiên cứu quá trình tiến hóa của con người, phong tục truyền thống qua các thời đại cũng như các nền văn hóa còn tồn tại đến ngày nay.


Họ quan tâm đến các khía cạnh của đời sống xã hội như tôn giáo, gia đình, các mối quan hệ, ngôn ngữ, nghệ thuật, nghề thủ công, âm nhạc, các biểu tượng, thần thoại và các hoạt động dân gian. 

Nhà nhân chủng học cũng quan tâm đến các hoạt động kinh tế và chính trị hiện đại.

3. Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Hiểu biết và áp dụng các lí thuyết về nhân chủng học để hiểu hành vi con người;
2. Giảng dạy lí thuyết nhân chủng học cho học sinh, sinh viên;
3. Áp dụng các phương pháp nhân chủng học đặc biệt như quan sát người tham dự để tiến hành quan sát cộng đồng, thu thập và phân tích thông tin về hành vi xã hội, văn hóa của con người;
4. Phát hiện, thu thập và nghiên cứu các hiện vật, phương tiện truyền thông, thậm chí nghiên cứu cả đặc tính sinh học hoặc từng nhóm người cụ thể;
5. Sử dụng dữ liệu thu thập thông qua quan sát để xác nhận hoặc phản biện các lí thuyết, nhận định và chính sách hiện có;
6. Phát triển các lí thuyết mới để giải thích hành vi của con người;
7. Sử dụng dữ liệu nghiên cứu và các nguyên tắc lí thuyết để khuyến khích cổ vũ sự phát triển hài hòa về xã hội, tâm lí, tình cảm của cả cá nhân và nhóm người

4. Năng lực thiết yếu

Năng lực ngôn ngữ

5. Năng lực bổ sung

Năng lực làm việc với con người

6. Lĩnh vực chuyên sâu

- Nhân chủng học ứng dụng
- Nhân chủng học trong lĩnh vực sinh học/vật lí
- Nhân chủng học ngôn ngữ
- Nhân chủng học xã hội/văn hóa

7. Nghề này phù hợp với ai

Nghề này sẽ phù hợp với bạn nếu bạn thuộc một trong các nhóm đặc tính nghề nghiệp theo lý thuyết mật mã Holland sau:
- Nhóm Nghiên cứu (bắt buộc): Bạn bắt buộc phải có nhóm Nghiên cứu. Vì để học tốt chuyên ngành này và làm được nghề này rất cần khả năng nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học xã hội cho đến khoa học tự nhiên.
- Nhóm Xã hội (bổ trợ): Nhà nhân chủng học nghiên cứu về xã hội con người, làm việc nhiều với con người. Vì vậy nếu bạn có thêm nhóm Xã hội sẽ rất tốt, nhất là các bạn muốn giảng dạy . Nếu không có cũng không sao vì có nhóm Nghiên cứu và yêu thích lĩnh vực này là đủ để bạn có thể học và làm nghề này rồi.
Để biết mình thuộc nhóm nghề nghiệp nào bạn có thể tìm hiểu thêm trắc nghiệm mật mã Holland tại đây.


https://www.kienthuchuongnghiep.com/2020/04/huong-nghiep-tong-quan-nghe-nhan-chung-hoc.html

8. Nơi làm việc - cơ hội việc làm

Giảng dạy tại các trường ĐH
- Các tổ chức tình nguyện
- Các tổ chức chính phủ
- Các tổ chức nghiên cứu quốc tế
- Các nhóm nghiên cứu, thám hiểm để hiểu hành vi của con người

9. Con đường học nghề

Nghề nhà nhân chủng học đòi hỏi người có bằng cấp và trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa rất cao.

Vì vậy nghề này sẽ phù hợp với những bạn có lực học khá, giỏi. Có khả năng học lên đại học, cao học.

Những bạn có lực học trùng bình khá không nên lựa chọn nghề này.

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương:

1. Trúng tuyển và theo học hệ ĐH chuyên ngành Nhân chủng học.

2. Tốt nghiệp, được cấp bằng ĐH chuyên ngành Nhân học

10. Ví dụ các trường đào tạo

- ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội
- ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh
Để chọn trường - chuyên ngành đào tạo phù hợp với hoàn cảnh, địa phương nơi bạn sống,

Bạn có thể tra cứu thêm tại
website: thongtintuyensinh.vn 


Tài liệu tham khảo:

Sách tra cứu nghề nghiệp/ Gideon Arulmani, Dao Trong Do, Hoang Gia Trang, Le Dong Phuong, Nguyen Huong Tra, Nguyen Thi Le Huong - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH THÌ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY GIÚP CHÚNG MÌNH NHÉ!


         
   
Nếu bạn có câu hỏi gì dành cho chúng mình, có thể comment xuống phía dưới, mình sẽ giải đáp nếu có thể.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét