Người theo dõi

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

TỔNG QUAN NGHỀ - CHUYÊN VIÊN LƯU TRỮ VĂN THƯ VÀ QUẢN LÝ BẢO TÀNG

hướng ghiệp nghề Một hệ thống lưu trữ bảo tàng là tập hợp các ghi chép theo lịch sử, bao gồm chữ cái, giấy tờ, hình ảnh, nhật kíhay bất kì loại hiện vật nào khác. Hệ thống này cũng đánh dấu vị trí lưu trữ những hồ sơ đó. Chuyên viên lưu trữ văn thư và quản lí bảo tàng tiến hành nghiên cứu, thu thập, đánh giá và bảo vệ, bảo tồn các nội dung tài liệu, hiện vật có lợi ích lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, đồng thời tổ chức trưng bày tại bảo tàng và triển lãm nghệ thuật.


Chuyên viên lưu trữ văn thư và quản lý bảo tàng là một nghề thuộc khối ngành KHOA HỌC XÃ HỘI.

Tên nghề này khiến chúng ta nghĩ ngay đến những bảo tàng nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của nhân loại.

Khi đi tham quan bảo tàng có lẽ chúng ta đều tập trung vào những tác phẩm, những hiện vật và những

câu truyện gắn với nó chứ ít quan tâm đến những con người âm thầm làm việc đằng sau việc bảo tồn và quảng bá những tác phẩm ấy. 

Một trong những con người ấy là những người làm Chuyên viên lưu trữ văn thư và quản lý bảo tàng

Để hiểu hơn về nghề Chuyên viên lưu trữ văn thư và quản lý bảo tàng là một nghề như thế nào?

Và liệu bạn có phù hợp với nghề này hay không?

Nghề này thì làm việc ở đâu? cơ hội việc làm ra sao? v.v.

Hãy cùng Kiến thức hướng nghiệp tìm hiểu về nghề này nhé:

HƯỚNG NGHIỆP - CHUYÊN VIÊN LƯU TRỮ VĂN THƯ VÀ QUẢN LÝ BẢO TÀNG 


1. Tên nghề:

Tên nghề trong Tiếng Việt:  Chuyên viên lưu trữ văn thư và quản lí bảo tàng

Tên nghề trong Tiếng Anh:  Archivist and Curator

2. Mô tả nghề

Một hệ thống lưu trữ bảo tàng là tập hợp các ghi chép theo lịch sử, bao gồm chữ cái, giấy tờ, hình ảnh, nhật kí hay bất kì loại hiện vật nào khác. 

Hệ thống này cũng đánh dấu vị trí lưu trữ những hồ sơ đó. Chuyên viên lưu trữ văn thư và quản lí bảo tàng tiến hành nghiên cứu, thu thập,

đánh giá và bảo vệ, bảo tồn các nội dung tài liệu, hiện vật có lợi ích lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, đồng thời tổ chức trưng bày tại bảo tàng và triển lãm nghệ thuật.

3. Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Nghiên cứu, đánh giá, phát triển, tổ chức và bảo tồn các tài liệu có ý nghĩa lịch sử và có giá trị như văn bản chính phủ, các giấy tờ cá nhân, tranh ảnh, ghi âm và phim tư liệu;

2. Thực hiện việc chuẩn bị các danh mục và thư mục ấn phẩm, các bản vi phim và các tài liệu tham khảo khác của các tài liệu thu thập được và đem đến cho người sử dụng;

3. Nghiên cứu bản gốc, phân phối và sử dụng các vật liệu và đồ dùng có lợi ích văn hóa và lịch sử;

4. Tổ chức, phát triển và duy trì bộ sưu tập các đồ dùng mang tính nghệ thuật, văn hóa, khoa học và có ý nghĩa lịch sử tại bảo tàng và triển lãm nghệ thuật;

5. Thực hiện phân loại và ghi mục lục các bộ sưu tập bảo tàng và triển lãm nghệ thuật và tổ chức trưng bày;

6. Chuẩn bị các tài liệu và báo cáo học thuật

4. Năng lực thiết yếu

Năng lực ngôn ngữ

5. Năng lực bổ sung

Năng lực thể chất – cơ khí

6. Lĩnh vực chuyên sâu

- Cổ vật và chữ viết cổ

Công nghệ thông tin lưu trữ


Quản lí thông tin


Quản lí hồ sơ

An toàn và bảo mật thông tin

7. Nghề này phù hợp với ai

Nghề này sẽ phù hợp với bạn nếu bạn thuộc một trong các nhóm đặc tính nghề nghiệp theo lý thuyết mật mã Holland sau:

- Nhóm Nghiên cứu (bắt buộc): Bạn bắt buộc phải có nhóm Nghiên cứu. 

Vì để học tốt chuyên ngành này và làm được nghề này rất cần khả năng nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học xã hội cho đến khoa học tự nhiên.

- Nhóm Nghiệp Vụ ( bắt buộc): Bạn phải có nhóm Nghiệp vụ. Vì nghề này gắn với việc lưu trữ hiện vật cùng hồ sơ, giấy tờ, dữ liệu. 

Vì vậy đòi hỏi một người có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết và làm việc theo quy trình rõ ràng.

Để biết mình thuộc nhóm nghề nghiệp nào bạn có thể tìm hiểu thêm trắc nghiệm mật mã Holland tại đây.

Nghề này có thể làm việc tại rất nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau chứ không chỉ giới hạn trong các bảo tàng như cái tên của nghề đâu các bạn nhé. Các bạn có thể yên tâm lựa chọn nghề này sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm

8. Nơi làm việc - cơ hội việc làm

Nghề này có thể làm việc tại rất nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau chứ không chỉ giới hạn trong các bảo tàng như cái tên của nghề đâu các bạn nhé. 

Các bạn có thể yên tâm lựa chọn nghề này sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm. 

Dưới đây là một số cơ quan, tổ chức nơi tuyển dụng nghề này:

- Cục, chi cục văn thư lưu trữ Nhà nước

-Các đơn vị lưu trữ của các cơ quan trung ương, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp  công nghiệp và thương mại, 

các trường ĐH, bệnh viện, tổ chức từ thiện, các tổ chức tôn giáo, xã hội và thư viện lịch sử.

- Bảo tàng, phòng trưng bày triển lãm

9. Con đường học nghề

Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương:

1. Theo học hệ TC chuyên ngành Văn thư - Lưu trữ, Lưu trữ và quản lí thông tin.

2. Tốt nghiệp, được cấp bằng TC chuyên ngành đào tạo.

(Có thể học tiếp lên bậc CĐ, ĐH)

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương:

Lựa chọn 1:
1. Trúng tuyển và theo học hệ CĐ chuyên ngành lưu trữ học.

2. Tốt nghiệp, được cấp bằng CĐ chuyên ngành đào tạo.
(Có thể học tiếp lên bậc ĐH)

Lựa chọn 2:
1. Trúng tuyển và theo học hệ ĐH chuyên ngành lưu trữ học.

2. Tốt nghiệp, được cấp bằng ĐH chuyên ngành lưu trữ

10. Ví dụ các trường đào tạo

- TC Công nghệ và Quản trị Đông Đô

- CĐ Văn thư Lưu trữ Trung ương I

- ĐH Nội vụ Hà Nội

-  ĐH Nội vụ Hà Nội cơ sở Đà Nẵng

- ĐH Nội vụ Hà Nội cơ sở thành phố Hồ Chí Minh

- CĐ Kinh tế - Kĩ thuật Đông Du Đà Nẵng. CĐ sư phạm Nha Trang

Để chọn trường - chuyên ngành đào tạo phù hợp với hoàn cảnh, địa phương nơi bạn sống,

Bạn có thể tra cứu thêm tại
website: thongtintuyensinh.vn


Tài liệu tham khảo:

Sách tra cứu nghề nghiệp/ Gideon Arulmani, Dao Trong Do, Hoang Gia Trang, Le Dong Phuong, Nguyen Huong Tra, Nguyen Thi Le Huong - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH THÌ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY GIÚP CHÚNG MÌNH NHÉ!


      

Nếu bạn có câu hỏi gì dành cho chúng mình, có thể comment xuống phía dưới, mình sẽ giải đáp nếu có thể.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét