Người theo dõi

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

TỔNG QUAN VỀ NGHỀ - THỢ CƠ KHÍ VÀ SỬA CHỮA XE CÓ ĐỘNG CƠ

https://kienthuchuongnghiep.blogspot.com/2020/04/huong-nghiep-tim-hieu-nghe-tho-co-khi-va-sua-chua-xe.html

Nghề thợ cơ khí và sửa xe là một nghề rất gần gũi, rất dễ gặp trong cuộc sống thường nhật.

Nhưng các bạn có thể chưa hiểu một cách toàn diện về nghề này là một nghề như thế nào? 

Và liệu bạn có phù hợp với nghề này hay không? Nghề này thì làm việc ở đâu? cơ hội việc làm ra sao? v.v.

Để biết tất cả những điều này, hãy cùng Kiến thức hướng nghiệp tìm hiểu về nghề này nhé:

HƯỚNG NGHIỆP - NGHỀ THỢ CƠ VÀ SỬA CHỮA XE

1. Tên nghề:

Tên nghề trong Tiếng Việt:  Thợ cơ khí và sửa chữa xe có động cơ
Tên nghề trong Tiếng Anh:  Auto Mechanic

2.Mô tả nghề

Thợ cơ khí và sửa chữa xe có động cơ làm công việc bảo trì, sửa chữa động cơ và các bộ phận cơ khí của xe máy, xe ô tô chở khách, ô tô tải và các loại xe có động cơ khác.

3. Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Lắp ráp, kiểm tra, thử nghiệm và sửa chữa động cơ xe ô tô và các loại xe có động cơ khác;

2. Thay thế các bộ phận hoặc hoàn thiện động cơ;

3. Lắp ráp, kiểm tra, điều chỉnh, tháo dỡ, khôi phục và thay thế bộ phận hỏng hóc của các loại xe ô tô;

4. Lắp đặt hoặc điều chỉnh động cơ, phanh và điều chỉnh tay lái hoặc các bộ phận khác của các loại xe ô tô

4. Năng lực thiết yếu

Năng lực thể chất - cơ khí

5. Năng lực bổ sung

Năng lực phân tích - logic

6. Lĩnh vực chuyên sâu

- Phương tiện giao thông bốn bánh

- Xe hai bánh

- Xe tải trọng lớn

- Xe thể thao, xe đua

- Phương tiện đi lại tại trang trại

7. Nghề này phù hợp với ai

Nghề này sẽ phù hợp với bạn nếu bạn thuộc một trong các nhóm đặc tính nghề nghiệp theo lý thuyết mật mã Holland sau:

- Nhóm Kĩ Thuật (bắt buộc): Vì nhóm này phù hợp với người có khả năng và sở thích về cơ khí, máy móc, làm việc với đồ vật, công cụ. Và cần một người phải có sức khỏe tốt.

- Nhóm Nghiên cứu (bổ trợ): Nếu có thêm nhóm nghiên cứu thì rất tốt. Vì để học sâu về chuyên môn cũng cần khả năng nghiên cứu, lĩnh hội những kiến thức chuyên môn về cơ khí cũng như các kĩ thuật sửa chữa, bảo dưỡng ...

Để biết mình thuộc nhóm nghề nghiệp nào bạn có thể tìm hiểu thêm trắc nghiệm mật mã Holland tại đây.

https://kienthuchuongnghiep.blogspot.com/2020/04/huong-nghiep-tim-hieu-nghe-tho-co-khi-va-sua-chua-xe.html

8. Nơi làm việc - cơ hội việc làm

- Ngành ô tô xe máy

- Xưởng cơ khí của các đơn vị vận tải đường bộ

- Các đơn vị, bộ phận vận tải của quân đội, các tổ chức bán quân sự và lực lượng vũ trang khác

- Các doanh nghiệp có đội xe riêng

- Các ga-ra tư nhân

- Tự mở cơ sở hoặc hành nghề tư nhân

9. Con đường học nghề

Nếu bạn Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương:

Lựa chọn 1:
1. Theo học hệ TCN, TCCN chuyên ngành Công nghệ ô tô
2. Tốt nghiệp, được cấp bằng TC Công nghệ ô tô
(Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH)

Hoặc học nghề tại các cơ sở đào tạo tư nhân có uy tín.

Nếu bạn Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương:

Lựa chọn 1: 
Như tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.

Lựa chọn 2:
1. Trúng tuyển và theo học hệ CĐN, CĐ chuyên ngành Công nghệ ô tô, Công nghệ kĩ thuật ô tô
2. Tốt nghiệp, được cấp bằng CĐN hoặc CĐ chuyên ngành đào tạo. (Có thể học tiếp lên ĐH)

Lựa chọn 3:
1. Trúng tuyển và theo học hệ ĐH chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô
2. Tốt nghiệp, được cấp bằng ĐH chuyên ngành đào tạo

Hoặc học nghề tại các cơ sở đào tạo tư nhân có uy tín.

10. Ví dụ các trường đào tạo

- CĐN công nghiệp Hà Nội

- ĐH công nghệ GTVT Hà Nội

- ĐH Công nghiệp Hà Nội

- ĐH SP kĩ thuật TP.HCM

- ĐH Công nghệ Đồng Nai

-  ĐH Công nghiệp TP.HCM

Để chọn trường - chuyên ngành đào tạo phù hợp với hoàn cảnh, địa phương nơi bạn sống,
bạn có thể tra cứu tại website: thongtintuyensinh.vn 

Tài liệu tham khảo:

Sách tra cứu nghề nghiệp/ Gideon Arulmani, Dao Trong Do, Hoang Gia Trang, Le Dong Phuong, Nguyen Huong Tra, Nguyen Thi Le Huong - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH THÌ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY GIÚP CHÚNG MÌNH NHÉ!


         
   
Nếu bạn có câu hỏi gì dành cho chúng mình, có thể comment xuống phía dưới, mình sẽ giải đáp nếu có thể.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét