Người theo dõi

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

TỔNG QUAN VỀ NGHỀ - NHIẾP ẢNH GIA

https://kienthuchuongnghiep.blogspot.com/2020/04/huong-nghiep-tim-hieu-ve-nghe-nhiep-anh-gia.html

Nghề nhiếp ảnh gia nếu như trước đây thì không quá phổ biến bởi tính chất công việc đặc thù. 

Nhưng ngày nay thì nghề nhiếp ảnh lại rất phát triển và có nhiều cơ hội việc làm rất đa dạng:

từ chụp ảnh nghệ thuật cho đến chụp ảnh bán hàng, chụp ảnh chân dung, v.v.

Mặc dù phổ biến như vậy nhưng chưa chắc các bạn đã hiểu rõ một cách toàn diện về nghề này. 

Trước khi lựa chọn hay loại trừ hãy cùng Kiến thức hướng nghiệp tìm hiểu về nghề này trước nhé:

HƯỚNG NGHIỆP - NGHỀ NHIẾP ẢNH GIA

1. Tên nghề: 

Tên nghề trong Tiếng Việt: Nhà nhiếp ảnh

Tên nghề trong Tiếng Anh: Photographer

2.Mô tả nghề


Nhà nhiếp ảnh sử dụng khả năng tư duy, sáng tạo của bản thân và các kĩ thuật của máy ảnh để chụp ảnh. 

Họ cũng có thể chụp hình ảnh động, sử dụng máy quay video và các thiết bị khác để ghi lại và chỉnh sửa cả hình ảnh và âm thanh.

3. Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Chụp ảnh quảng cáo hoặc phục vụ các mục đích nghệ thuật, thương mại, công nghiệp, khoa học .v.v.

Chụp ảnh minh họa cho tin tức và bài viết trên báo, tạp chí và các ấn phẩm khác;

2. Chụp ảnh chân dung của một hay một nhóm người;

3. Bố trí và thực hiện ảnh động, video, chụp ảnh qua kính hiển vi và thiết bị chuyên dụng, kể cả chụp ảnh trên không

4. Năng lực thiết yếu

Năng lực hình học - màu sắc - thiết kế

5. Năng lực bổ sung


Năng lực phân tích - logic

6. Lĩnh vực chuyên sâu


- Nhiếp ảnh thời trang

- Nhiếp ảnh công nghiệp

- Nhiếp ảnh y tế

Nhiếp ảnh báo chí

Nhiếp ảnh sản phẩm

Nhiếp ảnh thiên nhiên hoang dã

7. Nghề này phù hợp với ai


Nghề này sẽ phù hợp với bạn nếu bạn thuộc một trong các nhóm đặc tính nghề nghiệp theo lý thuyết mật mã Holland sau: 



- Nhóm Nghệ thuật (bắt buộc): vì nghề này thuộc về nhóm nghệ thuật ứng dụng thị giác.

Phù hợp với người có  khả năng và sở thích với chụp ảnh, có khả năng chọn những góc chụp đẹp cũng như thiết kế những bức ảnh đẹp. 

Nếu không có khả năng và sở thích này, tốt nhất bạn không nên chọn nghề nhiếp ảnh gia.



- Nhóm Nghiên cứu (bổ trợ): Nếu có thêm nhóm nghiên cứu thì rất tốt. 

Vì để học sâu về chuyên môn cũng cần khả năng nghiên cứu.

Lĩnh hội những kiến thức chuyên môn về nhiếp ảnh cũng như các kĩ thuật chụp, thiết kế, chỉnh sửa, ...



- Nhóm Kĩ Thuật (bổ trợ): Nếu có thêm nhóm kĩ thuật thì rất tốt. Vì nhóm này cho thấy bạn có khả năng sử dụng máy móc, phần mềm sử dụng trong nhiếp ảnh rất tốt, rất nhanh.



Để biết mình thuộc nhóm nghề nghiệp nào bạn có thể tìm hiểu thêm trắc nghiệm mật mã Holland tại đây



https://kienthuchuongnghiep.blogspot.com/2020/04/huong-nghiep-tim-hieu-ve-nghe-nhiep-anh-gia.html





8. Nơi làm việc - cơ hội việc làm


- Các công ti quảng cáo

- Báo và tạp chí

- Xưởng phim điện ảnh và truyền hình

- Công ti in ấn

- Các trung tâm nghiên cứu

- Làm việc tự do như một Freelancer

Như vậy về có rất nhiều nơi các bạn có thể làm việc. Nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm là rất lớn. 

Miễn là các bạn có được những năng lực nghề nghiệp đáp ứng được công việc. 


Để nâng cao khả năng tuyển dụng, các bạn có thể đọc thêm bài viết về Công Thức Tuyển Dụng. Xem thêm...


9. Con đường học nghề


Nếu bạn Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương:



1. Theo học hệ Trung cấp chuyên ngành Nhiếp ảnh.
2. Tốt nghiệp, được cấp bằng TC chuyên ngành đào tạo.
(Có thể học liên thông lên CĐ, ĐH)
3. Học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề tư nhân.



Nếu bạn Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương:



Lựa chọn 1: Như tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.

Lựa chọn 2:
1. Trúng tuyền và theo học hệ CĐ hoặc CĐN chuyên ngành Nhiếp ảnh.
2. Tốt nghiệp, được cấp bằng CĐ chuyên ngành đào tạo.
(Có thể học liên thông lên ĐH)

Lựa chọn 3:
1. Trúng tuyền và theo học hệ ĐH chuyên ngành Nhiếp ảnh.
2.Tốt nghiệp, được cấp bằng ĐH chuyên ngành đào tạo.

Hoặc học nghề tại các cơ sở đào tạo tư nhân có uy tín.

10. Ví dụ các trường đào tạo


- ĐH Sân khấu điện ảnh


- CĐ Mĩ thuật trang trí Đồng Nai


CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM- CĐN Quốc tế Nam Việt


Tài liệu tham khảo:

Sách tra cứu nghề nghiệp/ Gideon Arulmani, Dao Trong Do, Hoang Gia Trang, Le Dong Phuong, Nguyen Huong Tra, Nguyen Thi Le Huong - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)


NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH THÌ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY GIÚP CHÚNG MÌNH NHÉ!

         
 
Nếu bạn có câu hỏi gì dành cho chúng mình, có thể comment xuống phía dưới, mình sẽ giải đáp nếu có thể.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét