Người theo dõi

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

TỔNG QUAN VỀ NGHỀ - PHÁT THANH VIÊN

https://kienthuchuongnghiep.blogspot.com/2020/04/huong-nghiep-tim-hieu-ve-nghe-phat-thanh-vien.html


Nghề phát thanh viên là một nghề rất gần gũi, rất dễ gặp trong cuộc sống thường nhật.

Nhưng các bạn có biết nghề phát thanh viên là một nghề như thế nào?

Bạn có phù hợp với nghề này hay không? 

Học nghề này ra thì làm việc ở đâu? v.v.

Để biết tất cả những điều này, hãy cùng Kiến thức hướng nghiệp tìm hiểu về nghề này nhé:

HƯỚNG NGHIỆP - TÌM HIỂU VỀ NGHỀ PHÁT THANH VIÊN

1. Tên nghề: 

Tên nghề trong Tiếng Việt: Phát thanh viên trên đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác


Tên nghề trong Tiếng Anh: Announcer: Radio, 

Television and Other media

2.Mô tả nghề

Phát thanh viên trên đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác 

là người đọc bản tin, phỏng vấn, hướng dẫn và thực hiện các thông báo khác hoặc thực hiện các chỉ dẫn

trên đài phát thanh, truyền hình, trong rạp chiếu phim và các cơ sở khác. 

Họ được ví như là “nhân vật đinh” của chương trình.

3.Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Đọc bản tin và các thông báo khác trên đài phát thanh, đài truyền hình.

2. Giới thiệu diễn viên, nghệ sĩ biểu diễn, người được
phỏng vấn và thực hiện các thông báo liên quan 

trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trong nhà hát và các cơ sở khác.

3. Phỏng vấn người ở những nơi công cộng cho các
chương trình trên đài phát thanh và truyền hình.

4. Năng lực thiết yếu

  •  Năng lực ngôn ngữ

5. Năng lực bổ sung

  • Năng lực làm việc với con người
  • Năng lực ngoại ngữ, tin học

6. Lĩnh vực chuyên sâu

  • Phát thanh viên thời sự
  • Phát thanh viên thể thao
  • Phát thanh viên thời tiết

7. Nghề này phù hợp với ai

Nghề này sẽ phù hợp với bạn nếu bạn thuộc một trong các nhóm đặc tính nghề nghiệp theo lý thuyết mật mã Holland sau: 

- Nhóm Nghệ Thuật (chính): người có khả năng và sở thích về viết, nói (nghệ thuật ứng dụng viết, nói) sẽ rất phù hợp với nghề này.

- Nhóm Xã Hội (chính): người có nhóm xã hội cũng có thể làm được nghề này vì những người này thích 

chia sẻ, cung cấp thông tin và làm việc với người khác và có khả năng về ngôn ngữ rất tốt.

- Nhóm Nghiệp Vụ (bổ trợ): người có nhóm Nghiệp vụ sẽ bổ trợ cho nghề phát thanh viên rất tốt vì nghề 

này cần làm việc theo quy trình, theo hướng dẫn, cần sự cẩn thận, chi tiết.

Để biết mình thuộc nhóm nghề nghiệp nào bạn có thể tìm hiểu thêm  trắc nghiệm mật mã Holland tại đây.

8. Nơi làm việc - cơ hội việc làm

hướng nghiệp việc làm, nghề phát thanh viên có thể làm việc ở nhiều cơ quản tổ chức, vd dài truyền thanh,...


Học nghề này các bạn có thể làm việc tại các tổ chức sau:

  • Các đài phát thanh và các đài truyền hình 
  • Các doanh nghiệp tổ chức sự kiện
  • Các đơn vị cung cấp địa điểm tổ chức các buổi biểu diễn cho công chúng
  • Các đơn vị cung cấp địa điểm tổ chức các buổi biểu diễn cho công chúng
Như vậy về có rất nhiều nơi các bạn có thể làm việc. Nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm là rất lớn. 

Miễn là các bạn có được những năng lực nghề nghiệp đáp ứng được công việc. 

Để nâng cao khả năng tuyển dụng, các bạn có thể đọc thêm bài viết về Công Thức Tuyển Dụng. Xem thêm...

9. Con đường học nghề

Nếu bạn Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương:

1. Theo học TC chuyên ngành Báo chí, Phóng viên, biên tập.
2. Tốt nghiệp, được cấp bằng TC chuyên ngành đào tạo.
(Có thể học tiếp lên bậc CĐ, ĐH)

Nếu bạn Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương:

Lựa chọn 1:
1. Trúng tuyển và theo học hệ CĐ chuyên ngành Báo chí, Phóng viên, biên tập.


2. Tốt nghiệp, được cấp bằng CĐ chuyên ngành đào tạo.


(Có thể học tiếp lên bậc ĐH)

Lựa chọn 2:
1. Trúng tuyển và theo học hệ ĐH chuyên ngành Báo chí.


2. Tốt nghiệp, được cấp bằng ĐH chuyên ngành Báo chí.

10. Ví dụ các trường có đào tạo:

  • TC Thông tin Truyền thông Hà Nội
  • TC Phát thanh - Truyền hình Nam Định
  • TC Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hải Dương
  • CĐ Phát thanh Truyền Hình 1 (TC + CĐ)
  • Học viện Báo chí Tuyên truyền
  • ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội – Hà Nội
  • CĐ Phát thanh Truyền Hình 2 (TC + CĐ)


Tài liệu tham khảo:
Sách tra cứu nghề nghiệp/ Gideon Arulmani, Dao Trong Do, Hoang Gia Trang, Le Dong Phuong, Nguyen Huong Tra, Nguyen Thi Le Huong - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH THÌ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY GIÚP CHÚNG MÌNH NHÉ!


       

Nếu bạn có câu hỏi gì dành cho chúng mình, có thể comment xuống phía dưới, mình sẽ giải đáp nếu có thể.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét