Người theo dõi

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

TỔNG QUAN VỀ NGHỀ - NHÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM

https://kienthuchuongnghiep.blogspot.com/2020/04/huong-nghiep-tim-hieu-nghe-chuyen-gia-phat-trien.html

Nhà phát triển phần mềm là một nghề rất phổ biến, có nhu cầu tuyển dụng lao động cao trong kỉ nguyên công nghệ ngày nay.

Nhưng các bạn có biết nghề nhà phát triển phần mềm là một nghề như thế nào? 

Bạn có phù hợp với nghề này hay không? Nghề này thì làm việc ở đâu? v.v.

Để biết tất cả những điều này, hãy cùng Kiến thức hướng nghiệp tìm hiểu về nghề này nhé:

HƯỚNG NGHIỆP - NHÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM

1. Tên nghề: 

Tên nghề trong Tiếng Việt: 

Nhà phát triển phần mềm


Tên nghề trong Tiếng Anh: 

Computer Scientist: Software Developer

2.Mô tả nghề

Nhà phát triển phần mềm nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yêu cầu đối với các phần mềm ứng dụng sẵn có hoặc phần mềm và hệ điều hành mới. 

Họ thiết kế, phát triển, thử nghiệm và duy trì các giải pháp phần mềm nhằm đáp ứng tất cả các yêu cầu.

3. Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yêu cầu đối
với các phần mềm ứng dụng và hệ điều hành của máy
tính.



2. Nghiên cứu, thiết kế và phát triển hệ thống phần mềm.



3. Cố vấn cho các cán bộ kĩ thuật trong việc đánh giá sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính.



4. Phát triển và hướng dẫn thử nghiệm phần mềm và các thủ tục pháp lí.

5. Khắc phục lỗi của các mô hình hiện tại và áp dụng
kiến thức đó vào phát triển các phần mềm mới hoặc

nâng cấp các chức năng cũ và cải tiến hiệu suất hoạt
động trên máy.

6. Hướng dẫn lên chương trình phần mềm và phát triển các tài liệu phần mềm.

7. Tiếp cận, phát triển, nâng cấp và ghi chép lại các qui trình thủ tục duy trì phần mềm.

8. Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan tới việc duy trì hệ thống phần mềm.

4. Năng lực thiết yếu

- Năng lực phân tích - logic


5. Năng lực bổ sung

- Năng lực ngoại ngữ

6. Lĩnh vực chuyên sâu


- Kĩ thuật phần mềm

7. Nghề này phù hợp với ai

Nghề này sẽ phù hợp với bạn nếu bạn thuộc một trong các nhóm đặc tính nghề nghiệp theo lý thuyết mật mã Holland sau: 

- Nhóm Nghiên cứu: vì nghề này sẽ phù hợp với người có  khả năng phân tích - logic rất cao. Có sự tư duy, tìm tòi, giải quyết vấn đề.


- Nhóm Kĩ Thuật: vì nghề này sẽ phù hợp với người thích làm việc việc với máy móc, thiết bị kĩ thuật, tìm hiểu phần mềm để tạo ra sản phẩm.

Để biết mình thuộc nhóm nghề nghiệp nào bạn có thể tìm hiểu thêm trắc nghiệm mật mã Holland tại đây.

https://kienthuchuongnghiep.blogspot.com/2020/04/huong-nghiep-tim-hieu-nghe-chuyen-gia-phat-trien.html




8. Nơi làm việc - cơ hội việc làm



Học nghề này các bạn có thể làm việc tại các tổ chức sau:



- Lập trình viên cho các công ti phần mềm


- Tư vấn phát triển phần mềm chuyên dụng cho các ngành nghề, công ty


- Kiểm tra, bảo trì, quản trị hệ thống phần mềm cho các tổ chức, công ty

- Làm việc trong các tổ chức giáo dục giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này



- Nhà phát triển phần mềm độc lập hay gọi trong tiếng anh là làm Freelancer


Như vậy về có rất nhiều nơi các bạn có thể làm việc. Nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm là rất lớn. 

Miễn là các bạn có được những năng lực nghề nghiệp đáp ứng được công việc. 



Để nâng cao khả năng tuyển dụng, các bạn có thể đọc thêm bài viết về Công Thức Tuyển Dụng. Xem thêm...

9. Con đường học nghề

Nếu bạn Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương:

1. Học nghề tại các trường Cao đẳng nghề, cơ sở đào tạo tư nhân.

Nếu bạn Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương:

1. Trúng tuyển và theo học CĐ, ĐH
chuyên ngành kĩ thuật phần mềm.



2. Tốt nghiệp, được cấp bằng CĐ, ĐH

chuyên ngành đào tạo.

Hoặc học nghề tại các cơ sở đào tạo tư nhân có uy tín như bên FPT, Arena,...


10. Ví dụ các trường có đào tạo:


- ĐH Bách Khoa Hà Nội

- ĐH công nghệ thông tin và truyền thông

ĐH Thái Nguyên



- ĐH Dân lập Duy Tân - Đà Nẵng


ĐH Đà Nẵng

- Trường ĐH An Giang

- ĐH Hoa Sen



ĐH Bách khoa TP. HCM





Tài liệu tham khảo:

Sách tra cứu nghề nghiệp/ Gideon Arulmani, Dao Trong Do, Hoang Gia Trang, Le Dong Phuong, Nguyen Huong Tra, Nguyen Thi Le Huong - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)




NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH THÌ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY GIÚP CHÚNG MÌNH NHÉ!





Nếu bạn có câu hỏi gì dành cho chúng mình, có thể comment xuống phía dưới, mình sẽ giải đáp nếu có thể.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét