Người theo dõi

KIẾN THỨC HƯỚNG NGHIỆP MỖI NGÀY

Tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp mỗi ngày với Kienthuchuongnghiep.com

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Tìm hiểu về sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến thế giới nghề nghiệp.

HƯỚNG NGHIỆP NGÀNH NGHỆ THUẬT

Có nên phát triển nghề nghiệp trong ngành NGHỆ THUẬT?

TRẮC NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP

Các trắc nghiệm sử dụng để tìm hiểu bản thân và định hướng nghề nghiệp.

TƯ VẤN DU HỌC

Tư vấn thủ tục nhập học và xin VISA DU HỌC, chọn ngành du học.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

LÀM SAO ĐỂ RA TRƯỜNG DỄ XIN VIỆC? (CÔNG THỨC KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG)

Quay trở lại câu hỏi đầu bài rằng:  Em học ngành nghề này ra thì có dễ xin việc hay không?” Trong hướng nghiệp, người ta gọi đó là KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG, tức là khả năng để một người được tuyển dụng khi ứng tuyển vào một công việc nào đó. Nguyên nhân của nỗi sợ thất nghiệp với những ảnh hưởng tiêu cực ở trên là do các em chưa có hiểu biết đúng đắn về KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG.  Vây thì để trả lời câu hỏi trên cũng như làm sao để gia tăng cơ hội tìm được việc làm thì các em cần trang bị ngay những kiến thức về KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG sẽ được trình bày cực kì đầy đủ trong bài viết này.


MỤC LỤC

1. Công thức khả năng tuyển dụng

   1.1 Kĩ năng thiết yếu

   1.2 Mạng lưới chuyên nghiệp

   1.3 Nhu cầu tuyển dụng

2. Làm sao để dễ xin việc khi ra trường?

3. Kết luận


Khi tư vấn hướng nghiệp cho nhiều em học sinh, sinh viên, có một câu hỏi mà anh thấy các em bận tâm, lo lắng nhất đó là.

Em học ngành này, nghề này thì khi ra trường có dễ xin việc hay không?

Câu hỏi đó của các em sẽ được Kiến thức hướng nghiệp giải đáp trong bài viết này. 

Các em hoàn toàn có lý khi đặt câu hỏi như vậy. Bởi chúng ta làm gì cũng đều có mục đích cả. Nếu học một ngành nghề gì đó mà không dùng được, không có được việc làm thì học để làm gì?

Tuy nhiên cái cách mà các em hỏi không chỉ dừng lại ở sự quan tâm, muốn tìm hiểu mà nó còn mang cả những nỗi sợ rất lớn trong các em - nỗi sợ thất nghiệp.

Anh không rõ vì đâu các em có nỗi sợ ấy. 

Có thể do người lớn hù các em để dễ thuyết phục các em theo định hướng của người lớn.  Cũng có thể do một vài gương thất nghiệp mà các em bắt gặp xung quanh mình hay các em đọc được vài thông tin nào đó trên Internet mà không rõ nguồn gốc, tính xác thực.

Nhưng dù là điều gì nữa, nó cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của các em.

1- Thứ nhất, nỗi sợ thất nghiệp ấy khiến việc định hướng nghề nghiệp của các em trở nên lệch lạc và có thể dẫn đến sai lầm. Thay vì định hướng nghề nghiệp dựa trên nền tảng là những khả năngsở thích của bản thân, thì các em lại dựa trên tiêu chí dễ hay khó xin việc là những yếu tố phụ.

2- Thứ hai, nỗi sợ thất nghiệp choán hết tâm hồn mong manh của các em, khiến suy nghĩ và tầm nhìn của các em bị co cụm lại. Các em đang ở độ tuổi còn rất trẻ, đang tràn đầy sức sống và năng lượng. Trên mảnh đất tâm hồn của các em nên được gieo những ước mơ, hoài bão, khát khao vươn lên để gặt hái những thành tựu to lớn, những thành công, hạnh phúc thay vì đặt ra một mục tiêu hết sức bình thường là không thất nghiệp. Các em ơi, có được một công việc không quá khó lắm đâu. Nhưng để thành đạt trên con đường nghề nghiệp mình đã chọn mới là điều khó.

3- Thứ ba, nỗi sợ thất nghiệp khiến các em hoang mang, thậm chí là loạn thông tin, ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Các em nghe ở vài chỗ người ta bảo rằng ngành A, ngành B là ngành hot, xu hướng của tương lai. Vài chỗ khác người ta lại bảo những ngành đấy khó xin việc, nhiều người học thì rất cạnh tranh. Các em thấy lĩ lẽ nào nghe cũng hợp lí nên càng thêm hoang mang vì không biết nghe ai.

Quay trở lại câu hỏi đầu bài rằng:  Em học ngành nghề này ra thì có dễ xin việc hay không?” Trong hướng nghiệp, người ta gọi đó là KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG, tức là khả năng để một người được tuyển dụng khi ứng tuyển vào một công việc nào đó. Nguyên nhân của nỗi sợ thất nghiệp với những ảnh hưởng tiêu cực ở trên là do các em chưa có hiểu biết đúng đắn về KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG.

Vây thì để trả lời câu hỏi trên cũng như làm sao để gia tăng cơ hội tìm được việc làm thì các em cần trang bị ngay những kiến thức về KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG sẽ được trình bày cực kì đầy đủ trong bài viết này.

KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG

1. Khả năng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp phụ thuộc bởi những yếu tố nào?

Khả năng tuyển dụng của một người phụ thuộc vào kĩ năng thiết yếu, mạng lưới chuyên nghiệp của người đó và nhu cầu tuyển dụng lao động của ngành nghề mà người đó theo học. Có thể viết thành công thức như sau

Khả năng tuyển dụng = Kĩ năng thiết yếu + Mạng lưới chuyên nghiệp + Nhu cầu tuyển dụng 

1.1 Kĩ năng thiết yếu

Kĩ năng thiết yếu (bao gồm kĩ năng chuyên mônkĩ năng mềm) là những kĩ năng mà một người rèn luyện được trong và ngoài lớp học, nhà trường.

Để hiểu rõ hơn các em xem ví dụ sau nhé. Đây là một tin tuyển dụng về vị trí Nhân Viên Kinh Doanh của một doanh nghiệp trên website tìm kiếm việc làm vietnamworks.com

Để hiểu rõ hơn các em xem ví dụ sau nhé. Đây là một tin tuyển dụng về vị trí Nhân Viên Kinh Doanh của một doanh nghiệp trên website tìm kiếm việc làm vietnamworks.com

Như vậy, một người muốn được công ty này tuyển dụng, điều kiện cần là họ phải phù hợp với những tiêu chí mà công ty đặt ra như:  - Yêu cầu về kĩ năng thiết yếu cho công việc gồm kĩ năng cứng và kĩ năng mềm;   - Yêu cầu về phẩm chất, thái độ với công việc như: niềm yêu thích, say mê, tinh thần trách nhiệm, cầu tiến,...  - Các tiêu chí như hay tốt nghiệp CĐ, ĐH liên quan, có một hai năm kinh nghiệm là những tiêu chí phụ, giúp ứng viên được ưu ái hơn.

Nội dung tin tuyển dụng này mô tả khá đầy đủ và rõ ràng về vị trí được tuyển dụng. 

Đó là vị trí Nhân Viên Kinh Doanh một trong các sản phẩm của công ty như màng túi khí, xe nâng tay...hay dịch vụ logistics như chuyển phát nhanh, thủ tục hải quan,...

Những yêu cầu công việc mà ứng viên cần đáp ứng :

Yêu cầu về kĩ năng thiết yếu trong công việc:

* Kĩ năng cứng:

-    Tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng, thuyết phục khách hàng

-    Bán hàng và phát triển khách hàng mới ở địa bàn/khu vực được giao

-    Chăm sóc và quản lý khách hàng duy trì việc bán hàng

-    Thực hiện báo cáo kinh doanh hàng tuần/hàng tháng/hàng quý

-  Kĩ năng tin học văn phòng

* Kĩ năng mềm:

- Kĩ năng giao tiếp ( đặc biệt là kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh)

- Khả năng chịu được áp lực công việc 

- Kĩ năng hợp tác và làm việc nhóm 

- Kĩ năng xử lý vấn đề

Yêu cầu về phẩm chất, thái độ:

* Phẩm chất, thái độ:

-  Yêu thích công việc kinh doanh

- Có tính trách nhiệm, trung thực, tinh thần cầu tiến

Yêu cầu về chuyên môn:

* Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

- Có kinh nghiệm sales là 1 lợi thế được ưu tiên.

- Ưu tiên tốt nghiệp Cao Đẳng, Đại Học các khối ngành liên quan.


Như vậy, một người muốn được công ty này tuyển dụng, điều kiện cần là họ phải phù hợp với những tiêu chí mà công ty đặt ra như:

- Yêu cầu về kĩ năng thiết yếu cho công việc gồm kĩ năng cứng và kĩ năng mềm; 

- Yêu cầu về phẩm chất, thái độ với công việc như: niềm yêu thích, say mê, tinh thần trách nhiệm, cầu tiến,...

- Các tiêu chí như hay tốt nghiệp CĐ, ĐH liên quan, có một hai năm kinh nghiệm là những tiêu chí phụ, giúp ứng viên được ưu ái hơn.

Mỗi một tin tuyển dụng, không phải chỉ có một người, mà có rất nhiều người nộp hồ sơ. Nhà tuyển dụng sẽ lọc ra và lựa chọn những ứng viên ưu tú nhất. Như vậy những ai có được năng lực càng tốt thì khả năng tuyển dụng càng cao.

Mà để có được năng lực tốt thì ngay từ ban đầu các em phải định hướng được ngành học, nghề nghiệp dựa trên khả năng và sở thích. 

Có khả năng mới giúp các em trở nên xuất sắc trong ngành nghề đó. Còn niềm yêu thích sẽ giúp các em gắn bó với nghề, vượt qua được những khó khăn thử thách trong nghề, có được một thái độ tích cực với công việc. Có một câu cửa miệng mà các nhà tuyển dụng hay nói là: THÁI ĐỘ hơn TRÌNH ĐỘ. Bởi TRÌNH ĐỘ có thể đào tạo được, nhưng THÁI ĐỘ thì phải xuất phát từ chính mỗi người.

Tất nhiên bản mô tả nghề nghiệp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo để giúp các em hiểu được về kĩ năng thiết yếu. Mỗi một ngành nghề, một doanh nghiệp sẽ có mô tả công việc, những yêu cầu khác nhau. Nhưng khi biết phân tích bản mô tả công việc ở trên rồi thì các em cũng làm tương tự với những bản mô tả khác.

1.2 Mạng lưới chuyên nghiệp

Mạng lưới chuyên nghiệp là mạng lưới mối quan hệ với những người đang làm việc trong ngành nghề liên quan đến nghề nghiệp của mỗi người.

Mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp rất có lợi cho việc tìm kiếm việc làm. Vì nhiều khi chính những mối quan hệ này sẽ giới thiệu công việc hoặc chia sẻ thông tin cho mình khi họ biết công ty họ đang làm việc hoặc công ty nào đó có nhu cầu tuyển dụng.

Khi biết được những thông tin này từ sớm, mình sẽ có sự chủ động và có lợi thế hơn so với các ứng viên khác trong quá trình ứng tuyển.

Có được mạng lưới mối quan hệ càng chuyên nghiệp thì khả năng tuyển dụng của mỗi người lại càng cao.

Để xây dựng được mạng lưới chuyên nghiệp thì ngay từ khi đi học và cả khi đã đi làm các em cần tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa; giao lưu với những người có chung đam mê, sở thích, lĩnh vực quan tâm; xây dựng được mối quan hệ tốt và bền vững với họ.

1.3 Nhu cầu tuyển dụng

Nhu cầu tuyển dụng là số lượng lao động cần được tuyển dụng cho một ngành nghề trong thời điểm hiện tại và tương lai (có thể là trong vòng 2 - 5 năm tới hoặc lâu hơn nữa). 

Nhu cầu tuyển dụng có thể là những con số cụ thể, nhưng có khi cũng chỉ là một dự báo về xu hướng trong tương lai. Mà đã là dự báo thì có thể đúng có thể sai. Nhất là trong một xã hội mà thế giới nghề nghiệp đầy biến động như hiện nay.

Tuy nhiên đây cũng là một tiêu chí đáng lưu tâm khi các em định hướng nghê nghiệp. Các em nên chọn những ngành nghề được dự báo là có nhu cầu tuyển dụng lớn trong tương lai và tránh những ngành nghề được dự báo có nhu cầu lao động giảm mạnh hay sẽ bị biến mất hoặc thay thế bởi công nghệ.

Để có được những thông tin tin cậy, các em có thể tham khảo từ các nguồn uy tín như các cơ quan dự báo nhân lực của tỉnh, thành phố; các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Liên hợp quốc,...và các tổ chức phi chính phủ uy tín khác.

Các em không nên dựa trên những nguồn thông tin là quan điểm cá nhân, vô căn cứ.

Việc này đòi hỏi các em phải có sự nghiêm túc trong việc nghiên cứu và tìm kiếm thông tin thay vì lên group diễn đàn hỏi tùm lum để nhận lấy những lời khuyên vu vơ, vô thưởng vô phạt.

2. Làm sao để em dễ xin việc khi ra trường

Trong công thức về khả năng tuyển dụng thì có 2 yếu tố đầu tiên là kĩ năng thiết yếumạng lưới chuyên nghiệp hoàn toàn nằm trong khả năng kiểm soát của mỗi người. Riêng yếu tố thứ 3 thì mỗi người ko kiểm soát được mà chỉ có thể lắng nghe sự biến động của thời cuộc mà thôi.

Vì vậy để nâng cao khả năng được tuyển dụng thì các em phải nâng cao 2 yếu tố đầu tiên.

1- Thứ nhất, phải biết định hướng nghề nghiệp một cách khoa học, tức là dựa trên khả năng, sở thích của bản thân. 

2- Thứ hai, trong quá trinh học phải không ngừng học tập rèn luyện kĩ năng thiết yếu gồm kĩ năng cứng và kĩ năng mềm để phục vụ công việc sau này.

3- Thứ ba, đừng chỉ biết cắm đầu vào học mà phải biết xây dựng mạng lưới rộng, những mối quan hệ tốt với những người trong lĩnh vực nghề nghiệp mà mình sẽ làm sau này.

Khi bạn giỏi, bạn có thái độ làm việc tích cực, bạn lại có những mối quan hệ chuyên nghiệp thì cho dù thị trường lao động không có nhu cầu lớn bạn vẫn có khả năng cao được tuyển dụng và có cơ hội tiếp cận với những công việc hấp dẫn nhất.

Ngược lại khi bạn có năng lực và thái độ kém thì học ngành nghề gì đi nữa, khả năng bạn vẫn thất nghiệp như thường.

3. Kết luận

Như vậy đến đây các em đã có thể trả lời được câu hỏi: " em nên chọn ngành nghề nào để dễ xin việc?" rồi chứ.

Điều quan trọng không phải là một ngành nghề nào đó có dễ xin việc hay không mà mình có khả năng tuyển dụng cao hay không.

Vì vậy, thay vì đi tìm một ngành nào DỄ XIN VIỆC hãy quay lại và hỏi bản thân, làm thế nào để mình ngon hơn, ngon đến mức mà VIỆC PHẢI TÌM ĐẾN MÌNH.

Thế nhé!

NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH THÌ LIKE, SHARE GIÚP CHÚNG MÌNH NHÉ!

 

            

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

TỔNG QUAN NGÀNH MARKETING

HƯỚNG NGHIỆP TỔNG QUAN NGÀNH MARKETING - Bài viết này sẽ mang tới những thông tin tổng quát, chắt lọc và hữu ích nhất để giúp bạn đọc có được cái nhìn TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MARKETING.  Bây giờ mời bạn đọc hãy cùng Kiến thức hướng nghiệp tìm hiểu tiếp nhé.


MỤC LỤC

0. Bài giảng video - Tổng quan ngành Marketing

1. Ngành Marketing là ngành gì?

2. Ngành Marketing đào tạo những gì?

3. Học Marketing có thể làm những công việc gì?

4. Ngành Marketing phù hợp với ai?

5. Các trường đào tạo hàng đầu về Marketing

6. Kết luận

                                


Marketing là một ngành học được rất nhiều các bạn học sinh sinh viên lựa chọn trong thời gian gần đây. Tuy nhiên khi lựa chọn ngành học này, nhiều bạn còn khá mù mịt về thông tin, không hiểu rõ về ngành này:

- Thật ra ngành Marketing là ngành gì? 

- Học Marketing thì học cái gì?  

- Học ra thì làm những công việc nào?

Trong khi đó nhiều bạn khác và nhiều bậc phụ huynh thì lầm tưởng marketing là làm bán hàng, tiếp thị như mấy chị chân dài đi tiếp thị dầu gội, mỹ phẩm,...nên không cho con em mình theo học ngành này.

Việc thiếu thông tin, thông tin sai lệch dẫn đến hệ lụy là nhiều học sinh, sinh viên chọn sai ngành sai nghề. Đến khi các bạn nhận ra mình sai thì đã khá muộn màng.
 
Chính vì vậy Kiến thức hướng nghiệp thực hiện bài viết này để cung cấp một số thông tin tham khảo cho các bậc phụ huynh và các em học sinh trong quá trình định hướng nghề nghiệp trong ngành Marketing.

Bài viết này sẽ mang tới những thông tin tổng quát, chắt lọc và hữu ích nhất để giúp bạn đọc có được cái nhìn TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MARKETING

Bây giờ mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp nhé.

 TỔNG QUAN NGÀNH MARKETING

0. Bài giảng video - Tổng quan NGÀNH MARKETING

VIDEO WAITING

1. NGÀNH MARKETING  LÀ GÌ?

Marketing là một thuật ngữ có ý nghĩa rất rộng, không có một từ tiếng Việt nào có thể truyền tải được đầy đủ ý nghĩa của nó. Vì vậy khi du nhập vào Việt Nam, người ta vẫn giữ nguyên hình thức tiếng Anh của nó. 

Marketing có hình thức danh động từ, chỉ các hoạt động làm việc với thị trường (market) nhằm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của các bên thông qua việc thực hiện các cuộc trao đổi.

Cụ thể bên bán trao cho bên mua hàng hóa, dịch vụ mà mình có để nhận lại lợi nhuận tiền bạc, còn bên mua trả tiền cho bên bán để nhận được hàng hóa, dịch vụ giúp thỏa mãn nhu cầu của mình.

Nhưng hoạt động trao đổi không phải tự nhiên mà diễn ra. Bên bán bằng cách nào đó phải tìm ra được nhu cầu của khách hàng, sản xuất ra những hàng hóa vừa đáp ứng được nhu cầu, vừa phải phù hợp với túi tiền của khách hàng, thì người ta mới mua.

Ngược lại, khách hàng với sự khôn ngoan của mình cũng tìm cách để mua được hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của mình với cái giá thấp nhất. Những hoạt động mà hai bên  đang làm chính là marketing. Marketing giúp cho hoạt động trao đổi diễn ra và diễn ra nhiều lần.

Marketing bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau như: 

- Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu, thị hiếu, đặc điểm của khách hàng

- Xác định phân khúc khách hàng

- Xác định sản phẩm kinh doanh phù hợp

- Phân phối hợp lý đến người tiêu dùng

- Các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu dùng

- Chiến lược cạnh tranh để tồn tại và phát triển. 

- Các hoạt động hậu mãi, chăm sóc khách hàng, nhằm  tạo mối quan hệ lâu bền với khách hàng.

Như vậy có thể nói hoạt động marketing gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt marketing càng quan trọng hơn trong bối cảnh nền kinh tế thị trường - trăm người mua, vạn người bán, đầy rẫy sự cạnh tranh khốc liệt như ngày này. Người ta vẫn nói thương trường là chiến trường mà.

Đó là khái niệm chung về marketing. Nhưng ngành Marketing đào tạo những gì thì chúng ta tìm hiểu tiếp phần 2 nhé.

 2. NGÀNH MARKETING ĐÀO TẠO NHỮNG GÌ?

Ngành học MARKETING là ngành học đào tạo ra nguồn nhân lực làm việc liên quan đến các hoạt động marketing của doanh nghiệp, tổ chức,...

Ngành Marketing đào tạo cho sinh viên một cách hệ thống các kiến thức và kĩ năng nền tảng về Marketing hiện đại như: 

- Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu khách hàng và hành vi người tiêu dùng; 

- Quản trị marketing, phát triển sản phẩm mới, 

- Định giá, phân phối và bán hàng, 

- Truyền thông và quan hệ công chúng, quản trị thương hiệu, digital marketing… 

- Các kĩ năng ngoại ngữ, tin học, kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, nói chuyện trước công chúng, kĩ năng hợp tác và làm việc nhóm,...

Nhìn chung các em được đào tạo rất toàn diện để có hành trang tốt nhất cho quá trình tìm việc và phát triển nghề nghiệp sau này.

3. HỌC MARKETING CÓ THỂ LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ?

Đây là một câu hỏi mà có lẽ là các bạn học sinh sinh viên cũng như các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. 

Vậy thì sau khi tốt nghiệp ngành marketing, tôi hay con em tôi có thể làm những công việc gì?.

Sẽ không có một câu trả lời chung cho tất cả. Vì làm nghề gì còn tùy thuộc vào định hướng riêng của mỗi người, không có ai giống ai cả. Trường Đại học chỉ trang bị kiến thức, kĩ năng, còn việc vận dụng vào nghề nghiệp ra sao lại là sự năng động riêng của mỗi người. Sau đây Kiến thức hướng nghiệp đưa ra một vài nghề nghiệp gợi ý:

3.1 Nghiên cứu marketing

Hoạt động nghiên cứu marketing là hoạt động nền tảng, cơ bản và rất quan trọng trong hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Nghiên cứu marketing bao gồm nghiên cứu thị trường và nghiên cứu, đánh giá hoạt động marketing mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện. 

Từ kết quả của những nghiên cứu đúng thì các nhà quản trị mới có thể ra những chiến lược và quyết định đúng đắn.

Một chuyên viên nghiên cứu làm các nhiệm vụ như:

- Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu đặc điểm thị trường của doanh nghiệp, các yếu tố tác động và dự báo xu hướng vận động của thị trường,

- Nghiên cứu đặc điểm, tâm lý, và các yếu tố tác động đến hành vi mua của người tiêu dùng: phân tích và dự đoán những phản ứng có thể có của người tiêu dùng đối với các chính sách marketing của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu, đánh giá tình hình hiệu quả các hoạt động marketing của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, theo dõi các hoạt động marketing của họ,  đề xuất kế hoạch đối phó với cạnh tranh.

- Nghiên cứu, phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hàng và thiết kế sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của họ

Các chuyên viên nghiên cứu marketing có thể làm việc tại các:

- Phòng marketing của các công ty, tập đoàn

- Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency)

- Công ty dịch vụ tư vấn marketing và kinh doanh.

- Làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức nghiên cứu, có hoạt động nghiên cứu về marketing

3.2 Quản trị marketing

Hoạt động marketing gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy nó cũng cần được quản trị.

Công việc quản trị marketing có một số nhiệm vụ chính như:

-      Thiết lập, quản lý và khai thác các hoạt động nghiên cứu marketing

-      Xây dựng các chiến lược và kế hoạch marketing dựa trên thông tin nghiên cứu thu được.

-      Tổ chức thực hiện các chiến lược và kế hoạch marketing đã xây dựng.

-  Giám sát và kiểm tra tình hình thực hiện các chiến lược, kế hoạch marketing từ đó đề xuất các hướng cải tiến và biện pháp điều chỉnh.

-      Xây dựng ngân sách và quản lý việc sử dụng ngân sách marketing

-    Phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác để hoạt động marketing đạt hiệu quả nhất

3.3 Truyền thông marketing

Truyền thông marketing là một hoạt động quan trọng trong chương trình marketing tổng thể của hầu hết các công ty và tổ chức. 

Cách mà một doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng của mình ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Các hoạt động truyền thông phổ biến hiện trong marketing hiện nay như:

- Quảng cáo

- Quan hệ công chúng bằng các phương tiện như:

+ Bản tin, bài nói chuyện, thông cáo báo chí;

+ Tổ chức các sự kiện;

+ Tài liệu in ấn, tài liệu nghe nhìn;

+ Hoạt động tài trợ cho các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao;

+ Website 

Đọc thêm: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TRUYỀN THÔNG

3.4 Digital marketing  Digital Marketing là hoạt động marketing sử dụng nền tảng kĩ thuật số.  Digital Marketing gồm hai kênh chủ yếu sau:  - Kênh Internet marketing như: website, email, google, youtube, facebook, mobile app... - Các kênh tiếp thị số không dùng internet: Tivi, đài, SMS, bảng điện tử,...  Digital marketing có thể ứng dụng trong việc bán hàng trực tiếp (Marketing trực tiếp) hoặc sử dụng trong hoạt động truyền thông marketing.   Với sự phổ biến và phát triển của các thiết bị kĩ thuật số như ngày nay thì Digital marketing giúp cho hoạt động marketing hiệu quả hơn nhiều lần so với marketing truyền thống.  Chính vì vậy lựa chọn công việc trong lĩnh vực Digital Marketing sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến tốt.

3.4 Digital marketing

Digital Marketing là hoạt động marketing sử dụng nền tảng kĩ thuật số. 
Digital Marketing gồm hai kênh chủ yếu sau:

- Kênh Internet marketing như: website, email, google, youtube, facebook, mobile app...

- Các kênh tiếp thị số không dùng internet: Tivi, đài, SMS, bảng điện tử,...

Digital marketing có thể ứng dụng trong việc bán hàng trực tiếp (Marketing trực tiếp) hoặc sử dụng trong hoạt động truyền thông marketing

Với sự phổ biến và phát triển của các thiết bị kĩ thuật số như ngày nay thì Digital marketing giúp cho hoạt động marketing hiệu quả hơn nhiều lần so với marketing truyền thống.

Chính vì vậy lựa chọn công việc trong lĩnh vực Digital Marketing sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến tốt.

3.5 Nhân viên phòng mua hàng

Marketing không chỉ bao gồm hoạt động bán hàng mà còn gồm các hoạt động mua nguyên vật liệu đầu vào với chi phí thấp nhất để đạt lợi ích cao nhất. 

Nhân viên phòng mua hàng chuyên tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên vật liệu phù hợp nhất và có lợi nhất cho hoạt động kinh doanh của cty.

3.6 Nhân viên bán hàng (nhân viên kinh doanh)

Nhân viên bán hàng hoặc còn gọi là nhân viên kinh doanh chính là những người trực tiếp tiếp xúc, thuyết phục khách hàng và thúc đẩy họ mua hàng của doanh nghiệp.

Nếu như công ty đã có một sản phẩm đủ tốt, mức giá phù hợp với người tiêu dùng thì những nhân viên bán hàng là người trực tiếp truyền đạt những thế mạnh đó để thúc đẩy người tiêu dùng ra quyết định mua hàng. 

Đây cũng là đội ngũ những người trực tiếp lắng nghe những phản hồi của khách hàng về sản phẩm để tìm cách điều chỉnh những hạn chế của sản phẩm mà khách hàng chưa hài lòng.

Đối với nhiều doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên bán hàng là đội ngũ rất quan trọng vì họ mang về doanh thu cho công ty. Để công ty phát triển thì hoạt động marketing làm nền tảng và phát triển đội ngũ kinh doanh, bán hàng là mũi nhọn.

Chính vì vậy công việc nhân viên kinh doanh - bán hàng vẫn luôn có nhu cầu tuyển dụng rất cao.

3.7 Nhân viên chăm sóc khách hàng

Vị trí này có nhiệm vụ chăm sóc khách hàng, lắng nghe các phản hồi của khách hàng sau khi tiêu dùng sản phẩm.

Họ cũng đảm nhiệm các vấn đề về bảo hành, bảo trì sản phẩm, sửa chữa và khắc phục sự cố,...

Hoạt động chăm sóc khách hàng ngày nay cũng được các doanh nghiệp hết sức chú trọng. Vì kiếm khách hàng thì dễ, giữ chân khách hàng mới khó. Có chăm sóc khách hàng tốt thì doanh nghiệp mới phát triển được.

Vậy nên nhiều doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng được đào tạo hết sức chuyên nghiệp.

4. NGÀNH MARKETING PHÙ HỢP VỚI AI

Ngành marketing rất rộng, vì vậy phải căn cứ vào các công việc cụ thể để xem công việc đó phù hợp với nhóm người nào. Chẳng hạn

- Nhóm công việc NGHIÊN CỨU marketing sẽ phù hợp với những người có nhóm NGHIÊN CỨU trong trắc nghiệm nghề nghiệp holland.

- Nhóm công việc Quản trị marketing, nhân viên bán hàng, nhân viên mua hàng sẽ phù hợp với những người có nhóm Quản lý,

- Nhóm công việc về truyền thông marketing sẽ phù hợp với những người có nhóm nghệ thuật, xã hội

- Những công việc về digital marketing lại phù hợp hơn với những người có nhóm nghệ thuật và kĩ thuật.

- Nhóm công việc chăm sóc khách hàng sẽ phù hợp với nhóm Nghiệp vụ và nhóm Xã hội.

Như vậy có thể thấy cùng học ngành marketing nhưng việc định hướng nghề nghiệp khác nhau trong ngành là rất quan trọng. Nếu như không có sự hiểu biết và định hướng rõ ràng, rất có thể nhầm tưởng rằng mình chọn sai ngành nghề.

Tuy nhiên dựa trên đặc điểm về kiến thức đào tạo trong trường Đại học thì có lẽ nhóm Nghiên cứu và nhóm Quản lý là 2 nhóm phù hợp hơn cả.

Những công việc khác thì các bạn có thể học các chuyên ngành khác tốt hơn là học Marketing mặc dù sau này vẫn làm về marketing.

Chẳng hạn nếu bạn muốn làm về digital marketing thì có lẽ bạn học về công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện,... có lẽ sẽ phù hợp hơn học về marketing.

5. CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO HÀNG ĐẦU VỀ MARKETING

- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

- Trường Đại học Thương mại

- Đại học RMIT

- Đại học Kinh tế TP.HCM

- Trường Đại học Tài chính - Marketing

- Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)

 6. KẾT LUẬN

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu được khá nhiều kiến thức tổng quan về ngành Marketing rồi. Có thể nói marketing là ngành học sẽ không bao giờ lỗi thời, vì marketing giống như sự sống của một doanh nghiệp.

Ngày nay marketing cũng được ứng dụng rất rộng rãi, không chỉ trong hoạt động kinh doanh thương mại mà thậm chí được ứng dụng cả trong các hoạt động phi thương mại như chính trị, hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức phi lợi nhuận, xây dựng thương hiệu cá nhân…

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng bạn nên theo học marketing bằng bất cứ giá nào. Cần phải căn cứ vào khả năng, sở thích và định hướng nghề nghiệp của bản thân để lựa chọn ngành học phù hợp nhất. 

Bởi vì sai lầm không những phải trả giá bằng tiền mặt mà còn phải trả giá bằng rất nhiều thứ khác như thời gian, công sức, trí tuệ , những stress, căng thẳng và những cảm xúc tồi tệ đó có thể đánh gục bất cứ một bạn trẻ nào.

NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH THÌ NHẤN NÚT CHIA SẺ GIÚP CHÚNG MÌNH NHÉ!

 


            

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

TỔNG QUAN NGÀNH TRUYỀN THÔNG


Ngành truyền thông là một ngành còn non trẻ ở Việt Nam nhưng lại có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Đây cũng là một ngành đầy hứa hẹn với rất nhiều công việc năng động, sáng tạo, và mức thu nhập hấp dẫn.   Chính vì vậy hiện nay ngành truyền thông được rất nhiều các bạn học sinh sinh viên quan tâm, định hướng học tập và phát triển sự nghiệp.  Tuy nhiên khi định hướng nghề nghiệp trong ngành truyền thông, các bạn thường bị hấp dẫn bởi các từ ngữ mĩ miều như ngành hot, lương cao, công việc hấp dẫn mà chưa thực sự hiểu rõ về một ngành cực kì rộng lớn này. Vì vậy trong bài viết này, Kiến Thức Hướng Nghiệp sẽ mang đến cho các bạn học sinh, sinh viên, cũng như các quý phụ huynh có dịp đọc bài viết này một cái nhìn tổng quan nhất về ngành truyền thông để giúp các bạn và gia đình có được sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn hơn.

 MỤC LỤC

0. Bài giảng video

1.Truyền thông là gì?

2. Các lĩnh vực chính trong ngành truyền thông

3. Những công việc chính trong ngành truyền thông

4. Ngành truyền thông phù hợp với ai?

5. Các chuyên ngành truyền thông điển hình

6. Kết luận

                                                                 

Ngành truyền thông là một ngành còn non trẻ ở Việt Nam nhưng lại có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Đây cũng là một ngành đầy hứa hẹn với rất nhiều công việc năng động, sáng tạo, và mức thu nhập hấp dẫn.

Chính vì vậy hiện nay ngành truyền thông được rất nhiều các bạn học sinh sinh viên quan tâm, định hướng học tập và phát triển sự nghiệp.

Tuy nhiên khi định hướng nghề nghiệp trong ngành truyền thông, các bạn thường bị hấp dẫn bởi các từ ngữ mĩ miều như ngành hot, lương cao, công việc hấp dẫn mà chưa thực sự hiểu rõ về một ngành cực kì rộng lớn này.
Vì vậy trong bài viết này, Kiến Thức Hướng Nghiệp sẽ mang đến cho các bạn học sinh, sinh viên, cũng như các quý phụ huynh có dịp đọc bài viết này một cái nhìn tổng quan nhất về ngành truyền thông để giúp các bạn và gia đình có được sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn hơn.

TỔNG QUAN NGÀNH TRUYỀN THÔNG

0. Bài giảng video - Tổng quan NGÀNH TRUYỀN THÔNG

VIDEO WAITING

1. TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ?

Truyền thông hiểu một cách đơn giản là quá trình truyền dẫn thông tin từ đối tương này đến đối tượng khác. Các đối tượng này có thể là cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp,…

Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất này, loài người đã luôn có nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin và truyền đạt thông tin từ người này đến người khác, nơi này đến nơi khác. Chính vì vậy truyền thông đã có từ xa xưa, lâu lắm rồi…

Nhưng phải đến thời đại bùng nổ thông tin và sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay thì NGÀNH TRUYỀN THÔNG mới trở nên phát triển mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng sâu rộng đến mọi ngóc ngách trong xã hội.

Ngành truyền thông rất rộng lớn, phức tạp, nhưng có thể tóm gọn trong 4 nhóm chính sau:

2. CÁC LĨNH VỰC CHÍNH TRONG NGÀNH TRUYỀN THÔNG

2.1. Báo Chí (Journalism)

Chắc các bạn sẽ quen thuộc với lĩnh vực báo chí hơn bởi đây là nhánh ngành có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong ngành truyền thông nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Báo chí lại chia ra báo in, báo hình, báo điện tử, báo phát thanh.

Những người làm báo là những người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của họ là tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin về tất cả những sự kiện mới mà công chúng cần được biết mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, thậm chí là mỗi giây. 

2.2. Truyền thông thực hành (Communication practice)

Nhóm ngành truyền thông thực hành hay còn gọi với một cái tên khác phổ biến hơn ở Việt Nam là PR (Public Relation) - quan hệ công chúng.

Khi làm báo chí sự thật là tôn chỉ hàng đầu còn đối với Truyền thông thực hành thì cho phép có sự sáng tạo bay bổng phù hợp với mục đích truyền thông của tổ chức chủ quản. 

Truyền thông thực hành - PR là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông, có chức năng, nhiệm vụ xây dựng, duy trì thông điệp, quản lý truyền thông để làm cho công chúng hiểu và có thiện chí với một tổ chức hoặc cá nhân nào đó. 

PR thực hiện các kế hoạch, hành động để xây dựng hình ảnh tích cực nhằm nâng cao danh tiếng của một tổ chức, cá nhân với công chúng của họ. PR chân chính mang lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân và cả công chúng.

Nhóm ngành truyền thông thực hành được chia nhỏ nữa thành: 

Corporate Communication (Truyền thông doanh nghiệp, bao gồm truyền thông hướng ngoại và truyền thông nội bộ) 

Non-profit Communication (Truyền thông mục đích phi lợi nhuận).

Truyền thông doanh nghiệp (corporate communication) phục vụ mục đích của doanh nghiệp, tổ chức trong việc truyền thông về sản phẩm, dịch vụ, thay đổi thói quen người tiêu dùng,... nhằm tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cá nhân, một tổ chức.

Truyền thông phi lợi nhuận (non-profit communication) - truyền thông cho các tổ chức phi chính phủ (NGOs), truyền thông về văn hóa, chính sách, thay đổi nhận thức của người xem.

Hai mảng này có thể giống nhau về các bước làm việc (cũng đưa ra thông điệp, có hoạt động truyền đạt, có mục tiêu cần đạt được) nhưng bản chất và tinh thần trong từng bước cũng có sự khác biệt.

Corporate communication đã xuất hiện và phát triển khá mạnh ở Việt Nam, tuy nhiên, non-profit communication thì vẫn còn rất mới. 

Ngành này không chỉ làm cho các NGOs, các tổ chức bảo trợ xã hội mà còn mở rộng ra là truyền thông văn hóa (cultural communication) cho các tổ chức về văn hóa (đại sứ quán, trung tâm văn hóa các nước…), làm cho nhà nước (truyền thông chính sách).

2.3. Phương tiện truyền thông (Media)

Đây là nhóm ngành sử dụng các công cụ máy ảnh, máy quay phim, máy tính và phần mềm, các thiết bị, kênh truyền thông kỹ thuật số để dựng nên các sản phẩm truyền thông như là một bộ phim, MV ca nhạc, clip quảng cáo…) hoặc phát triển các ấn phẩm như infographic, ảnh,…

Nếu nhóm 1 nhóm 2 tập trung phát triển nội dung (Content), kênh và chiến lược triển khai thì nhóm 3 là tập trung về cách thức triển khai cho các nội dung đó, đồng thời cũng rất cần sự bay bổng sáng tạo, yếu tố kĩ thuật, thẩm mỹ để tạo ra các sản phẩm nghệ thuật, thu hút và truyền tải thông điệp một cách tối ưu..

Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người làm việc và giải trí trên đa nền tảng, đa phương tiện (multimedia). Vì vậy để truyền thông hiệu quả, thông tin cũng cần được thể hiện  trong nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với từng đối tượng và từng kênh phương tiện đặc thù. 

Có thể nói lĩnh vực truyền thông đa phương tiện cũng là một lĩnh vực rất quan trọng trong sự phát triển và tương lai của ngành truyền thông.

2.4. Nghiên cứu (Communications Studies)

Đây là nhóm ngành mang tính chất nghiên cứu, người làm lĩnh vực này không trực tiếp tạo ra các sản phẩm truyền thông. 

Công việc của nhóm này là quan sát các hiện tượng xã hội chịu tác động bởi ngành truyền thông, tiến hành thống kê, thí nghiệm, nghiên cứu,…để tìm ra các lý thuyết khoa học mới về truyền thông. 

Những lý thuyết khoa học mới này sẽ được các nhà truyền thông thực hành áp dụng vào các sản phẩm truyền thông của mình một cách hiệu quả.

Vì vậy nhóm nghiên cứu truyền thông cũng cực kì quan trọng là nền móng cho nhóm ngành truyền thông thực hành (Communication practice). Tại các đất nước có ngành truyền thông phát triển như Mỹ và Hàn Quốc, đều có điểm chung là nơi tập trung rất nhiều các trung tâm nghiên cứu truyền thông.

Dựa vào sự phân chia các lĩnh vực chính trong ngành truyền thông ở trên thì có các dạng công việc tương ứng:  - Công việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thanh, truyền hình,...  - Công việc truyền thông thực hành trong các doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi chính phủ - NGOs, các cơ quan nhà nước.  - Các công việc thiết kế, sản xuất nội dung trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện.  - Các công việc nghiên cứu hoặc giảng dạy về truyền thông.

3. NHỮNG CÔNG VIỆC CHÍNH TRONG NGÀNH TRUYỀN THÔNG

Dựa vào sự phân chia các lĩnh vực chính trong ngành truyền thông ở trên thì có các dạng công việc tương ứng:

- Công việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thanh, truyền hình,...

- Công việc truyền thông thực hành trong các doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi chính phủ - NGOs, các cơ quan nhà nước.

- Các công việc thiết kế, sản xuất nội dung trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện.

- Các công việc nghiên cứu hoặc giảng dạy về truyền thông.

4. NGÀNH TRUYỀN THÔNG PHÙ HỢP VỚI AI

Ngành truyền thông rất rộng lớn, có nhiều dạng công việc, mỗi công việc lại có đặc điểm khác nhau phù hợp với những con người khác nhau. Nhưng có thể nói cả 6 nhóm người theo trắc nghiệm nghề nghiệp mật mã Holland đều có thể tìm được công việc phù hợp trong ngành truyền thông. Chẳng hạn: 

Nhóm nghệ thuật sẽ phù hợp với các công việc truyền thông dùng đến kĩ năng viết, nói, trình diễn hay kĩ năng về âm thanh, hình ảnh,...tùy theo khả năng mà bạn có. 

Nhóm này thường thiên về khả năng, sở thích sáng tạo và trình bày ý tưởng một cách độc đáo. Họ là những con người làm cho truyền thông trở nên thu hút, sáng tạo và truyền cảm hứng, cảm xúc.

Nhóm xã hội phù hợp với các công việc giao tiếp nhiều với con người như  quan hệ công chúng, giảng dạy,...

Nhóm quản lý thiên về lãnh đạo, dẫn dắt vì thế họ có thể làm trong lĩnh vực kinh doanh, marketing, quản lý dự án, quản lý chiến dịch truyền thông,...

Nhóm nghiên cứu làm về nghiên cứu truyền thông, nghiên cứu thị trường trong các doanh nghiệp, tổ chức,...

Nhóm kĩ  thuật có thể làm việc liên quan đến phần kĩ thuật, thiết bị, máy móc dụng cụ trong truyền thông.

Nhóm nghiệp vụ có thể phù hợp với các công việc liên quan đến biên tập, lưu trữ, xử lý hồ sơ, lập kế hoạch chương trình, tổ chức sự kiện truyền thông,…

Để biết bạn thuộc nhóm Holland nào thì đừng quên làm trắc nghiệm ở đây nhé!

5. CÁC CHUYÊN NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐIỂN HÌNH

5.1. Các chuyên ngành truyền thông điển hình được giảng dạy trong các trường đại học ở Việt Nam đó là:

- Báo chí

- Truyền thông đa phương tiện

- Truyền thông đại chúng

- Công nghệ truyền thông

- Truyền thông quốc tế

- Quan hệ công chúng

5.2. Các trường Đại học hàng đầu về ngành truyền thông

- Trường ĐH KHXH và NV (ĐHQG Hà Nội)

- Học viện Báo chí Tuyên truyền

- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

- Học viện Ngoại giao

- Đại học RMIT

- Trường Đại học Công nghệ TP.HCM

Để biết cụ thể hơn các  trường Đại học theo khu vực, hình thức tuyển sinh,...các bạn tra cứu trên trang thongtintuyensinh.vn nhé

6. KẾT LUẬN

Có thể nói ngành truyền thông đã và sẽ còn phát triển rất mạnh mẽ trong tương lai. Các công việc được tạo ra sẽ ngày một nhiều hơn. 

Đặc biệt đây là một ngành đòi hỏi yếu tố sáng tạo, các yếu tố mang tính con người như truyền đạt tình cảm, cảm xúc, giao tiếp giữa người với người,... nên ngành này có lẽ sẽ có ít công việc bị thay thế bởi máy móc. 

Thế nhưng cơ hội cũng chính là thách thức, bởi các bạn sẽ cần phải có sở thích và khả năng phù hợp, được đào tạo bài bản, có kiến thức sâu rộng và tính sáng tạo trên tinh thần nhân văn,...

Vì vậy trước khi lựa chọn phát triển sự nghiệp trong NGÀNH TRUYỀN THÔNG, hãy nghiên cứu thật kĩ lưỡng bạn nhé.

Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể comment trong phần bình luận phía dưới, Kiến thức hướng nghiệp sẽ giải đáp tận tình.

NẾU BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH THÌ CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY GIÚP CHÚNG MÌNH NHÉ!